Doanh nghiệp bất động sản đặt kế hoạch bứt tốc trong 2025: Lạc quan nhưng nên thận trọng
Theo Thanh An
Thứ ba, 8/4/2025 - 8:53 (GMT+7)
Trên cơ sở hồi phục tích cực của thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp địa ốc đề ra kế hoạch kinh doanh đầy lạc quan trong năm 2025. Song theo giới chuyên gia, các doanh nghiệp cần lạc quan trong thận trọng.Nhiềudoanh nghiệp tham vọng bứt tốcNằm trong kế hoạch mở bán năm 2024 nhưng chưa thực hiện được, hai dự án nhà ở với quy mô 6ha và 5,8ha tại TP.HCM của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã: KDH) đã dời lịch mở bán sang năm 2025.Với quỹ căn hơn 200 nhà liên kế, biệt thự và khoảng 600 căn hộ chung cư, hai dự án này dự kiến trở thành hai dự án chủ chốt đem lại doanh thu "khủng" cho Khang Điền trong năm nay. Vì vậy, Khang Điền đã mạnh dạn đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 3.800 tỷ đồng, tăng 16% so với kết quả đạt được năm 2024; lợi nhuận sau thuế đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm ngoái.Không chỉ tăng trưởng về tài chính, Khang Điền còn có định hướng mở rộng sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp trong năm nay với dự án đầu tay là KCN Lê Minh Xuân (TP.HCM), đánh dấu bước chuyển mình rõ rệt trong chiến lược dài hạn.Tương tự, Văn Phú - Invest (mã: VPI) cũng cho thấy tham vọng đáng kể trong năm 2025 khi đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.450 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng, tăng tương ứng 29% và 15% so với năm trước.Công ty sẽ trình cổ đông việc không chia cổ tức năm 2024 nhằm ưu tiên dành mọi nguồn lực tài chính tập trung đầu tư mở rộng quỹ đất trên địa bàn chiến lược. Công ty đồng thời đề xuất đổi tên thành "Phát triển Bất động sản Văn Phú", nhằm khẳng định định hướng phát triển tập trung và chuyên sâu hơn vào lĩnh vực cốt lõi.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đặt tham vọng lớn trong năm 2025. (Ảnh minh hoạ)
Trải qua năm 2024 khó khăn nhất trong lịch sử hoạt động, song Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG, DIC Group) vẫn bước vào năm 2025 với quyết tâm cao độ, tự tin đặt mục tiêu lớn.Năm nay, DIC Group đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 3.500 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, tăng 2,7 lần so với mức thực hiện năm 2024; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 718 tỷ đồng, tăng 4,5 lần.Để đạt mục tiêu trên, DIC Group cho biết sẽ tập trung kinh doanh sản phẩm tại các dự án như: Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), khu dân cư thương mại Vị Thanh (Hậu Giang), khu phức hợp CSJ (giai đoạn 2)… Bên cạnh đó, công ty sẽ dành 6.690 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, tăng 152% so với mức thực hiện của năm trước.Các dự án được rót vốn năm nay gồm: Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu (400 tỷ đồng), khu phức hợp CSJ (370 tỷ đồng), khu đô thị du lịch Long Tân (950 tỷ đồng), khu dân cư Hiệp Phước (136 tỷ đồng), khu đô thị sinh thái Đại Phước (123 tỷ đồng), khu dân cư thương mại Vị Thanh - Hậu Giang (737 tỷ đồng), khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (1.328 tỷ đồng), khu nhà ở Lam Hạ Center Point (1.218 tỷ đồng)…Một trường hợp khác là CTCP Đầu tư Hải Phát (mã: HPX). Dù kết quả kinh doanh không mấy ấn tượng trong những năm gần đây, Hải Phát vẫn tự tin đặt mục tiêu kinh doanh cao "chót vót" trong năm 2025, như một lời khẳng định cho sự quay trở lại thị trường của doanh nghiệp. Theo đó, Hải Phát đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 2.327 tỷ đồng, tăng 44%; lợi nhuận sau thuế đạt 137 tỷ đồng, tăng đến 111% so với năm ngoái.Theo thông tin được công bố, năm 2025, công ty sẽ tiếp tục tập trung cơ cấu, tái cấu trúc tài chính và cân đối nguồn vốn thanh toán dứt điểm các gói trái phiếu trong năm 2025. Cùng với đó, công ty sẽ đẩy mạnh bán hàng tại các dự án tỉnh như Cao Bằng, Bắc Giang, Hải Yên, Lào Cai, đồng thời tiếp tục tái cấu trúc tài chính và hoàn tất thanh toán các khoản trái phiếu đến hạn trong năm.Lạc quan trong thận trọngTrên cơ sở hồi phục tích cực của thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp địa ốc đề ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng trong năm 2025 là điều dễ hiểu. Theo Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), các doanh nghiệp bất động sản quy mô vừa đang niêm yết, năm nay sẽ có cải thiện tài chính đáng kể, triển vọng lợi nhuận tốt, nhất là giảm áp lực phát hành cổ phần hoặc trái phiếu trong năm 2025. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Sun Group… đã có những bước chuẩn bị tích lũy quỹ đất giai đoạn 2023 - 2024, dự báo sẽ bứt phá mạnh mẽ hơn trong 2025.Trong báo cáo cập nhật đầu tháng 3 năm nay, đơn vị nghiên cứu VIS Rating cũng cho rằng các chủ đầu tư bất động sản sẽ có hiệu quả hoạt động tốt hơn trong thời gian tới. Năm 2025, các chủ đầu tư sẽ cải thiện doanh số bán hàng và hiệu quả tài chính do hoạt động phát triển dự án gia tăng từ nửa cuối năm 2024 sẽ thúc đẩy nguồn cung nhà ở mới cùng với tâm lý tích cực của người mua nhà.Như vậy, không chỉ các chủ đầu tư mà nhiều đơn vị nghiên cứu cũng có cái nhìn lạc quan về bức tranh kinh doanh bất động sản năm nay. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, các doanh nghiệp cần lạc quan trong thận trọng. Dù thị trường bất động sản đã ghi nhận nhiều tín hiệu hồi phục tích cực khi hành lang pháp lý hoàn thiện, tâm lý nhà đầu tư dần quay trở lại song vẫn còn nhiều khó khăn tiềm ẩn.Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, dòng vốn hiện đang là một trong những "nút thắt" chưa thể tháo gỡ của thị trường bất động sản. Lãi suất cho vay tuy đã hạ nhưng vẫn là gánh nặng với cả doanh nghiệp và người mua nhà. Sau các sự kiện "nóng" liên quan đến phát hành trái phiếu không minh bạch, việc huy động vốn qua kênh đầu tư này cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đến kỳ đáo hạn nhưng không thể huy động nguồn để trả, dẫn đến mất niềm tin của nhà đầu tư.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
Chưa kể, việc gọi vốn từ nhà đầu tư cá nhân hiện nay cũng "vất vả" hơn trước do nhiều người đã "mắc kẹt" trong các khoản đầu tư từ giai đoạn sốt nóng 2021 - 2022 nên không còn dư địa để đầu tư thêm."Gần như dòng vốn từ mọi kênh huy động đều có những điểm nghẽn nhất định", ông Phong nhìn nhận.Chia sẻ thêm, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại trên thế giới dù không tác động trực tiếp, ngay lập tức đến thị trường bất động sản nhưng sẽ gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế và môi trường đầu tư, từ đó khiến thị trường bất động sản khó đoán định hơn.Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản tự tin nhưng không được chủ quan, lạc quan nhưng phải thận trọng, thậm chí là cần cẩn trọng để tránh lặp lại vết xe đổ của đợt suy giảm 2022 - 2024.Theo ông Phong, các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược linh hoạt và khả năng thích ứng mạnh. Việc lên kế hoạch kinh doanh cao phải phù hợp với nội lực đang có nếu không kết quả kinh doanh sẽ khó đạt được kế hoạch đề ra./.