Xanh hóa bất động sản: Lợi ích hấp dẫn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp vào cuộc
Tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị tài sản, thu hút khách hàng và nhà đầu tư là những ưu thế nổi trội có thể thôi thúc các doanh nghiệp tự nguyện tham gia vào xanh hóa các công trình, góp phần kiến tạo nên một tương lai bền vững cho thị trường bất động sản Việt Nam.Lợi thế của bất động sản được xây dựng và vận hành xanhDù khởi động muộn hơn các nước trong khu vực, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc phát triển công trình, bất động sản xanh. Theo Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC), đến cuối năm 2019, số lượng công trình xanh tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/15 của Singapore, với 70 dự án.Trên thực tế, trong những năm gần đây, số lượng dự án xanh tại Việt Nam đã tăng đáng kể. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy có hơn 400 dự án xanh được ghi nhận tính đến năm 2024. Con số này đã vượt xa mục tiêu ban đầu là 80 dự án tới năm 2025, thể hiện nỗ lực của toàn ngành bất động sản.Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, người dân ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, môi trường sống và làm việc, cùng các yếu tố bền vững. Chưa kể, mặc dù chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cho các công trình xanh có thể cao hơn so với loại dự án truyền thống, tuy nhiên việc vận hành bền vững mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn và tiết kiệm hơn, đặc biệt trong việc giảm chi phí năng lượng tiêu thụ.Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu lần thứ 26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết đưa mức phát thải ròng của Việt Nam về 0 vào năm 2050, cùng với 167 quốc gia khác. Cam kết này đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản.Theo ông Trần Ngọc Duy, Phó Giám đốc Bộ phận Quản lý bất động sản, Savills Hà Nội, để được công nhận là công trình xanh, ngoài đáp ứng các tiêu chí bền vững về xây dựng thiết kế, vật liệu thi công, các dự án cần phải đáp ứng hiệu suất môi trường, vận hành tiết kiệm năng lượng.
"Việc nắm bắt xu hướng và chuyển đổi xanh sẽ giúp các chủ đầu tư có lợi thế trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, đạt tỷ lệ lấp đầy nhanh hơn và có thể chào bán, cho thuê với mức chi phí tốt hơn. Bởi các dự án xanh không chỉ phục vụ mục tiêu chung của toàn cầu và Chính phủ về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, mà còn phục vụ nhu cầu thực tế của người dân", ông Duy đánh giá.Hiện nay có bốn loại chứng nhận công trình xanh phổ biến, gồm LEED, EDGE, WELL Building Standard và LOTUS. Các chứng chỉ quy định giải pháp vận hành thực tiễn tại những dự án xanh, tập trung vào hiệu quả năng lượng, bảo vệ nguồn nước, cải thiện chất lượng không khí và đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho người sử dụng. Tối ưu hóa điện năng và lượng nước tiêu thụ sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận hành, đảm bảo tính bền vững cho dự án.Theo kinh nghiệm quản lý và vận hành các dự án xanh của Savills, đèn hiệu suất thấp được thay thế bằng các loại đèn LED, bóng phản quang và halogen có tuổi thọ cao, đảm bảo mức tiêu thụ dưới 20W/m2. Hệ thống điều hòa không khí cũng được tối ưu."Chỉ cần điều chỉnh tăng hoặc giảm 1°C tại khu vực chung có thể giúp tiết kiệm đến 10% năng lượng dùng cho việc làm mát hoặc sưởi ấm tòa nhà", ông Duy nói thêm.Quản lý nước được triển khai qua nhiều biện pháp tiết kiệm, như điều chỉnh lưu lượng nước tại các vòi xuống khoảng 3,5 lít/phút và tối ưu hóa mức xả bồn cầu ở 4,5 lít/lần, sử dụng hệ thống tái sử dụng nguồn nước thiên nhiên như nước mưa...Theo dữ liệu từ Savills, các giải pháp tối ưu nguồn nước đã giúp các dự án văn phòng tiết kiệm 17% lượng nước tiêu thụ trên mỗi mét vuông diện tích sử dụng. Đối với các dự án nhà ở, con số này đạt mức giảm 3%, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước trong quản lý bất động sản…
Khi lợi ích công trình xanh hấp dẫn, doanh nghiệp sẽ tự nguyện tham giaTrong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, xanh hóa bất động sản không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp. Từ việc tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao giá trị tài sản đến thu hút khách hàng và nhà đầu tư, những lợi ích thiết thực đang thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào xu hướng này.Theo ông Vũ Minh Tiến, Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đầu tư và Du lịch VIAD, thị trường bất động sản Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của các dòng tiền đầu tư. Tuy nhiên, sau những biến động thăng trầm, bài toán đặt ra cho sự phát triển bền vững chính là xanh hóa bất động sản.Ông Tiến cho rằng, khái niệm "bất động sản xanh" không còn quá xa lạ với Việt Nam. Nó đã xuất hiện từ cách đây 20 năm, nhưng số lượng dự án thực sự đạt chuẩn xanh lại vô cùng hạn chế. Bởi lẽ, để kiến tạo nên một dự án xanh đích thực, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa của rất nhiều yếu tố: từ hạ tầng giao thông, hệ thống điện, năng lượng tái tạo, cho đến việc quản lý rác thải... Mỗi mắt xích đều quan trọng như nhau, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự đầu tư bài bản từ các chủ đầu tư.Phó Chủ tịch VIAD nhấn mạnh: "Khi lợi ích của bất động sản xanh đủ lớn và hấp dẫn, không cần phải vận động thì doanh nghiệp cũng sẽ tự nguyện tham gia vào quá trình xanh hóa".
Vì vậy, theo ông Tiến, cần đồng bộ ngay từ khâu lập quy hoạch. Hiện tại, 2/3 số lượng tỉnh thành ở Việt Nam đã bắt đầu có những quy hoạch xanh theo chỉ đạo. Đối với doanh nghiệp, ông Tiến cho rằng, họ cần tiếp thu và điều chỉnh dự án sao cho phù hợp với quy hoạch xanh, sau đó đến phần triển khai, thiết kế, xây dựng. Tất cả quy chuẩn đó phải áp dụng đồng bộ, thống nhất, có mục tiêu trở thành bất động sản xanh, đưa năng lượng tái tạo, tín chỉ carbon vào trong các dự án."Bất động sản xanh không chỉ dừng lại là bán nhà, bán hạ tầng, công trình, mà bán những thứ giá trị dài hạn hơn, dòng tiền có thể xây dựng từ phát triển bền vững, xây dựng và quản lý sử dụng tài nguyên có hiệu quả, giảm khí thải và năng lượng tái tạo", ông Tiến khẳng định.Từ góc độ nhà phát triển bất động sản xanh, bà Lê Thị Hồng Na, Giám đốc Chiến lược về Phát triển bền vững, CTCP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang cho biết doanh nghiệp hiện nay vẫn tiếp tục theo đuổi hành trình xanh hóa bất động sản.Ngay từ những ngày đầu, Phúc Khang đã lựa chọn mục tiêu kiến tạo nên những công trình xanh, bất kể quy mô dự án. Dù là công trình đơn lẻ, nhà ở thấp tầng hay khu đô thị, tất cả đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn xanh trong nước và quốc tế.Tuy nhiên, con đường xanh hóa không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Bà Na thẳng thắn chia sẻ về những thử thách mà Phúc Khang đã và đang đối mặt, từ việc tìm kiếm nhân sự am hiểu về kiến trúc xanh, đến việc hợp tác với các đối tác có cùng tầm nhìn, chưa kể đến những khó khăn về kỹ thuật, công nghệ, tài chính và chính sách... Dù vậy, Phúc Khang vẫn kiên trì với mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt, từ nửa đầu năm 2023, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) vào hoạt động kinh doanh."ESG không chỉ là thước đo hiệu quả, mà còn là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững", bà Na khẳng định. Đồng thời, bà cũng nhấn mạnh rằng ESG là một hành trình dài hơi, đòi hỏi sự đầu tư bài bản và nghiêm túc, tuy nhiên đây là chiến lược đúng đắn để doanh nghiệp kiến tạo nên những giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội./.