Có tới 17 triệu người tại vùng Đông Nam Bộ chưa thể sở hữu nhà ở, trong khi căn hộ dưới 2 tỷ đồng vẫn khan hiếm trên thị trường.
Chia sẻ tại Hội thảo “Dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam: Nhận diện cơ hội đầu tư” do Reatimes phối hợp cùng Hội môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức, các chuyên gia cho biết nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền tại TP HCM và các tỉnh vùng ven là rất lớn.
17 triệu người thiếu nhà ởCụ thể, theo ông Lê Như Thạch - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bcons, vùng có 5 tỉnh và 1 thành phố, bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP HCM. Với tổng dân số gần 20 triệu người, nhưng hiện Đông Nam Bộ lại đang đối mặt với bài toán khó khăn về nhà ở khi tỷ lệ người có diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người là cao nhất, chiếm tới 16,3%, tương đương với khoảng 3 triệu người.Theo số liệu cập nhật đến năm 2022 từ Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người khu vực Đông Nam Bộ đạt mức 175 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 15 triệu đồng/tháng. Dù mức thu nhập này nằm trong nhóm cao so với nhiều khu vực khác, nhưng để sở hữu một căn hộ với mức giá khoảng 2 tỷ đồng, trung bình mỗi người dân vẫn cần tới 10 năm tiết kiệm toàn bộ thu nhập mà không chi tiêu.Như vậy, dân số có GDP tích lũy trong vòng 5 năm dưới 2 tỷ đồng thuộc khu vực Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ khá cao. Hiện có khoảng 17 triệu người gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở, đặc biệt là trong bối cảnh giá nhà tăng phi mã, căn hộ vừa túi tiền ngày càng khan hiếm, căn hộ dưới 1 tỷ biến mất khỏi thị trường.Không chỉ vậy, tốc độ tăng dân số cao tại các thành phố lớn như TP HCM và Bình Dương đang tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế và giáo dục, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân.Theo ông Lê Như Thạch, khi lượng cư dân tăng nhanh, hệ thống giao thông thường xuyên ùn tắc, các dịch vụ công cộng bị quá tải, dẫn đến tình trạng khan hiếm về tiện ích cơ bản, như y tế và giáo dục.Cơ hội cho các tỉnh ven TP HCMGhi nhận tình trạng trên, PGS TS Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, hiện TP HCM tiếp tục là trung tâm kinh tế của cả nước với tỷ lệ đô thị hóa cao, kéo theo nhu cầu về nhà ở ngày càng cao, bao gồm cả nhu cầu ở thực và nhu cầu đầu tư đa dạng, từ loại hình tới mức giá.
Bên cạnh đó, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đều nằm trong nhóm các tỉnh có tăng trưởng kinh tế tốt, tốc độ đô thị hóa cao. Đô thị hóa tại Bình Dương đã đạt mức 85%, trong khi đó, cả nước đang có tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42-43%.Trong bối cảnh TP HCM ngày càng khan hiếm, chuyên gia dự báo nhu cầu bất động sản tại TP HCM sẽ dịch chuyển đáng kể sang các tỉnh thành vùng ven như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.Hơn nữa, việc phát triển, chỉnh trang, đồng bộ hóa các khu vực nội thành đến năm 2030, tầm nhìn 2045 sẽ tạo ra hướng đầu tư bất động sản tiềm năng cho giới đầu tư bất động sản.Theo ông Chung, trục kết nối TP HCM với các thành phố thủ phủ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An lấy TP HCM làm tâm sẽ mở ra và thúc đẩy các đô thị kết nối với Bình Dương, Biên Hòa và Tân An ngày càng phát triển.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng đưa ra dự báo thị trường bất động sản vùng TP HCM đang đẩy nhanh tiến trình phục hồi với động lực từ nguồn cung mới.Trong ngắn hạn, Chủ tịch VARS cho hay, nguồn cung dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh vào quý IV/2024, với nhiều lựa chọn có mức giá phù hợp hơn, chủ yếu được đóng góp thêm từ các tỉnh, thành ven TP HCM.Nguồn cung trong tương lai sẽ được bổ sung đáng kể với các dự án đang được tháo gỡ một cách quyết liệt cùng với các dự án quy mô lớn dự kiến triển khai trong 2 năm tới. Đặc biệt, nhu cầu bất động sản thời gian tới rất lớn, bao gồm cả nhu cầu ở thực và để đầu tư.