TPBank, VPBank đẩy mạnh cho vay mua nhà Novaland
Các chương trình tín dụng của TPBank và VPbank xuất hiện sau khi những vướng mắc pháp lý tại các dự án của Novaland liên tục được tháo gỡ.Mới đây, VPBank công bố chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhận mua bất động sản nhà ở tại các dự án của Novaland.Cụ thể, các khoản vay thanh toán cho chủ đầu tư, vay thanh toán cho bên thứ ba đều được VPBank sẵn sàng tài trợ với thời hạn vay tối đa 30 năm, ân hạn gốc tới 36 tháng đầu kèm ưu đãi lãi suất.Đáng chú ý, ngoài tỷ lệ cho vay tới 70% giá trị hợp đồng mua bán (bao gồm VAT) thì các khách hàng có thể vay tối đa 100% giá trị hợp đồng mua bán nếu bổ sung thêm tài sản bảo đảm.Trước đó, TPBank cũng thông báo về chương trình cho vay áp dụng cho khách hàng cá nhân vay mua dự án Novaland giai đoạn nhận bàn giao với các bất động sản đã đủ điều kiện pháp lý ký hợp đồng mua bán.Danh sách các dự án được áp dụng gồm Novaworld Phan Thiết, Novaworld Hồ Tràm, Aqua City, Aqua Riverside, Aqua Waterfront và Aqua Phoenix… với tỷ lệ tài trợ dành cho khách hàng lên tới tối đa 70% giá trị định giá và thời gian vay tối đa lên tới 20 năm.Các chương trình tín dụng này xuất hiện sau khi những vướng mắc pháp lý tại các dự án của Novaland liên tục được tháo gỡ. Gần đây nhất hơn 700 sản phẩm bất động sản tại dự án Aqua City đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép đưa vào kinh doanh.Cùng với đó Novaland đã tiếp tục được các ngân hàng như MB, TPBank, VPBank giải ngân tài trợ vốn sau thời gian dài tập đoàn này bị các ngân hàng dừng giải ngân và đối mặt với tình trạng khó khăn tài chính.Những tháo gỡ về mặt pháp lý, nguồn vốn tín dụng từ phía ngân hàng ở cả khâu triển khai xây dựng dự án và tài trợ cho người mua nhà được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện dòng tiền của Novaland, đưa cơ cấu tài chính và hoạt động kinh doanh của tập đoàn này trở lại như trước giai đoạn khủng hoảng.Bên cạnh đó, việc kết hợp đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân mua các sản phẩm của chính các dự án này sẽ giúp chính các ngân hàng phân tán bớt rủi ro từ Novaland. Đồng thời thúc đẩy mạnh thanh khoản thị trường bất động sản vốn đã trải qua thời gian dài đóng băng.Không chỉ góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm rủi ro nợ xấu, các chương trình tín dụng như của VPBank và TPBank được kỳ vọng kéo dư nợ tiêu dùng bất động sản tăng trở lại sau khi đảo chiều suy giảm từ đầu năm 2023.Tính tới ngày 30/9, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với đầu năm. Trong đó, tín dụng tập trung vào mục đích tiêu dùng sử dụng chiếm 64%, dư nợ với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản.Trong khi cho vay người mua nhà suy giảm, cho vay các chủ đầu tư phát triển dự án, kinh doanh bất động sản tăng mạnh hơn 22% trong 9 tháng đầu năm nay. Theo báo cáo tài chính quý III của Techcombank, SHB hay VPBank, … mức dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tăng hàng chục nghìn tỷ đồng từ đầu năm.Cụ thể, tại ngày 30/9, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của Techcombank là hơn 160.000 tỉ đồng, tăng hơn 51.000 tỉ đồng với đầu năm và chiếm hơn 1/3 tổng dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế.Tại SHB, dư nợ cho vay các tổ chức kinh doanh bất động sản đạt hơn 67.600 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với thời điểm đầu năm.Bên cạnh đó, ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống – VPBank cũng ghi nhận mức tăng hơn 30.000 tỷ đồng lên hơn 79.000 tỷ đồng dư nợ kinh doanh bất động sản.Các ngân hàng lớn khác như HDBank, MB, TPBank … đều ghi nhận mức tăng trên 10.000 tỷ đồng dư nợ kinh doanh bất động sản trong 9 tháng đầu năm nay.Tăng trưởng cho vay kinh doanh bất động sản đã cứu tín dụng của nhiều ngân hàng trong 9 tháng đầu năm nay. Thực tế này còn xuất phát từ nhu cầu vay của nhóm bán lẻ, tiêu dùng bị suy giảm do môi trường lãi suất cao và rủi ro nợ xấu ngày càng tăng cao.Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng lãi suất dù đã giảm nhưng vẫn quá cao, các ngân hàng đã tăng cho vay các doanh nghiệp lớn nhằm giảm rủi ro. Tuy nhiên với phần lớn các khoản là vay ngắn hạn, đây là giải pháp nhằm thích nghi với bối cảnh thị trường, không phải là chiến lược lâu dài của các nhà băng.