Nhiên liệu cho cuộc đua trí tuệ nhân tạo
Không chỉ có những bước tiến về mặt công nghệ, giờ đây lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam còn được các chuyên gia quan tâm về cả yếu tố trách nhiệm, đạo đức, lẫn nguồn lực nhân sự, văn hóa doanh nghiệp.Ứng dụng trí tuệ nhân tạo có "trách nhiệm" là khái niệm được quan tâm trong thời gian gần đây. Điều này đòi hỏi các giải pháp, ứng dụng AI được kiểm soát từ đơn vị phát triển và các Bộ ban ngành liên quan trong suốt quá trình phát triển, triển khai ở các đơn vị.Ông Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud gọi đây là những bước cơ bản của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm.Ông Việt cho biết, FPT hiện đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện bộ khung trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm. Bộ khung này đặt ra những quy ước đảm bảo AI được phát triển và triển khai theo hướng: có lợi cho cộng đồng, tôn trọng các giá trị nhân văn, đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý.Bộ khung này sẽ được ứng dụng trong các dự án về AI với khách hàng của FPT cũng như định hình các quyết định mang tính trách nhiệm và có đạo đức của các đội ngũ triển khai, thiết kế các giải pháp AI.Để làm được điều này, FPT đã đầu tư vào đào tạo, văn phòng làm việc, phát triển văn hoá doanh nghiệp. Tập đoàn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các tổ hợp, văn phòng làm việc tiện nghi với hệ sinh thái tiện ích phục vụ nhu cầu làm việc, giải trí, học tập và lưu trú cho nhân viên.Một trong những văn hóa đặc sắc ở FPT là chương trình đào tạo cán bộ cốt cán giúp những tài năng trẻ trau dồi kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý để sẵn sàng trở thành thế hệ lãnh đạo kế cận.Dự báo của công ty tư vấn McKinsey tới năm 2030, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng góp thêm khoảng 13.000 tỷ USD vào nền kinh tế thế giới, chiếm khoảng 1,2% mỗi năm.Đồng thời, công nghệ AI dự kiến sẽ tạo ra những ngành công nghiệp mới và việc làm mới. Theo McKinsey, sự phát triển của AI sẽ được công nhận rộng rãi như một biểu hiện sức mạnh của một quốc gia, ngành kinh tế, hay trong một doanh nghiệp cụ thể. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đồng tình với nhận định này, khi xác định AI là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, doanh nghiệp.Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo đã có những bước phát triển nhanh chóng, ngày càng đi vào chiều sâu và mở rộng ở nhiều lĩnh vực.Theo báo cáo của Oxford Insights công bố vào tháng 2/2023, chỉ số sẵn sàng cho công nghệ AI của Việt Nam đã đạt mức 51,82/100, tăng 14 bậc so với trước và vượt qua mức trung bình toàn cầu là 47,72.Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, GS Nguyễn Tiến Dũng - CEO Torus AI, nhìn nhận điểm mạnh lớn nhất của Việt Nam hiện nay là có một đội ngũ nghiên cứu trẻ về AI được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Việt Nam cũng đứng thứ hai Đông Nam Á về số lượng bằng sáng chế AI.Tuy nhiên, đầu tư cho AI tại Việt Nam còn đối mặt với một số thách thức như hạ tầng dữ liệu và tính toán mới đang ở mức sơ khởi. Dữ liệu dù có rất nhiều nhưng lại rải rác ở khắp nơi và nếu có dữ liệu thì chủ yếu chỉ ở dạng thô, chưa được xử lý và chuẩn hóa.Ngoài ra, vì nguồn lực đầu tư còn hạn chế, Việt Nam hiện đang ưu tiên cho những vấn đề trước mắt và cấp bách như giáo dục, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ, giảm nghèo...Để giải quyết các khó khăn hiện nay, GS. Nguyễn Tiến Dũng cho rằng Việt Nam phải tăng cường đầu tư vào hệ sinh thái AI như: điện toán đám mây, dữ liệu, thuật toán học máy, hệ thống luật lệ, chính sách...Đồng thời, cần chọn lựa những lĩnh vực đầu tư có lợi thế, ít rào cản góp phần tăng giá trị thặng dư. Với những lĩnh vực còn yếu, cần nâng cao qua quá trình học hỏi, hợp tác hay nhập khẩu công nghệ. Theo GS. Nguyễn Tiến Dũng, việc phát triển đầu tư cho AI sẽ giúp tăng năng suất lao động, chuyển bớt việc cho máy móc. Đánh giá nền kinh tế AI hứa hẹn mang lại một xã hội thịnh vượng và tiện lợi hơn cho con người, vị chuyên gia cho rằng AI sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người."Nếu AI bắt chước con người, chúng ta lại tiếp tục sáng tạo, thay đổi, đổi mới. Có như vậy, AI sẽ không thể theo kịp con người. Nhưng điều này cũng đòi hỏi mỗi người phải có nền tảng kiến thức vững chắc và không ngần ngại thay đổi", ông nói.Còn theo TS. Nguyễn An Nguyên - CEO của Trusting Social, AI thậm chí có thể tạo ra một "nền kinh tế" mới tại Việt Nam, và thay đổi hầu hết các ngành.CEO Trusting Social đánh giá, AI sẽ có khả năng thực hiện các công việc trong nền kinh tế và được chia thành năm trình độ khác nhau: AI nói chuyện, AI kiến thức cơ bản, AI có kỹ năng công việc, AI có khả năng tự học, và cuối cùng là sự độc lập hoàn toàn của AI."Khi các AI đạt độ chính xác tương đương hoặc vượt qua các ngành như y học, bảo hiểm và tài chính, chính phủ sẽ phải thừa nhận tính độc lập của chúng", TS Nguyên nói.AI có thể thay thế nhiều công việc và góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhưng TS Nguyên cũng cảnh báo những thách thức mà AI mang lại, bao gồm sự đối đầu với vấn đề đạo đức và quản lý quyền lực của các công cụ AI trong xã hội.Lấy ví dụ về ngành công nghiệp phần mềm, giáo dục và dịch vụ, đại diện Trusting Social lạc quan về khả năng thành công trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh nhờ AI, với viễn cảnh "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo đang đến gần."AI có thể đạt độ chính xác tương đương hoặc vượt qua các ngành như y học, bảo hiểm và tài chính", TS Nguyên dự báo.