Vay mua nhà trả góp là gì? Cần những thủ tục gì để mua nhà trả góp?

Kiều Lê

Thứ tư, 2/10/2024 - 10:25 (GMT+7)

Hiện nay, thay vì bỏ 1 số tiền lớn ban đầu để mua nhà, nhiều người lựa chọn phương án tối ưu hơn là vay mua nhà trả góp. Điều này mang đến cho họ sự linh hoạt về tài chính, cơ hội sở hữu tài sản sớm và giảm thiểu được tác động của lạm phát hoặc tăng giá bất động sản trong tương lai.

Vay mua nhà trả góp là hình thức được nhiều người lựa chọn hiện nay Vay mua nhà trả góp là hình thức được nhiều người lựa chọn hiện nay

Kiến thức cần nắm về vay mua nhà trả góp.

1.1. Vay mua nhà trả góp là gì? 

Vay mua nhà trả góp là một loại hình vay vốn từ ngân hàng, cho phép khách hàng chỉ cần thanh toán trước khoảng 20 - 30% giá trị căn nhà. Phần còn lại sẽ được ngân hàng hỗ trợ dưới dạng khoản vay, và khách hàng sẽ thanh toán số tiền vay này theo hình thức trả góp hàng tháng, bao gồm cả phần tiền gốc và lãi suất.

1.2. Lợi thế của vay mua nhà trả góp là gì?

Vay mua nhà trả góp mang lại nhiều lợi thế, đặc biệt là đối với người có nhu cầu sở hữu nhưng chưa có đủ tài chính để thanh toán toàn bộ giá trị căn nhà ngay lập tức. Vì vậy, việc lựa chọn vay mua nhà trả góp sẽ giúp:

Thứ nhất, khoản vay này giúp người mua có thể chia nhỏ số tiền cần trả thành các khoản trả góp hàng tháng, giảm bớt áp lực tài chính, cho phép người mua quản lý được tài chính dễ dàng hơn, không cần huy động một lượng lớn tiền mặt cùng một lúc.

Thứ hai, khi sở hữu nhà sớm nhờ hình thức vay trả góp, khách hàng có thể tránh được sự biến động giá bất động sản trong tương lai. Giá nhà đất có xu hướng theo thời gian nên do ố việc mua nhà sớm có thể giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí so với việc chờ đợi đủ tiền để mua toàn bộ sau này.

Ngoài ra, khoản tiền trả trước chỉ từ 20-30% giá trị căn nhà là một ưu điểm lớn, giúp khách hàng giữ lại được một phần tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực khác hoặc trang trải các chi phí sinh hoạt.

1.3. Rủi ro khi vay mua nhà trả góp là gì?

Tuy đã đề cập bên những lợi thế mà vay mua nhà trả góp mang lại nhưng việc mua nhà trả góp cũng đi kèm với một số rủi ro mà người vay cần cân nhắc. Dưới đây là một số rủi ro chính khi vay mua nhà trả góp:
  • Rủi ro về lãi suất

Lãi suất vay mua nhà có thể thay đổi theo thời gian. Trong nhiều trường hợp, sau khi hết thời gian ưu đãi lãi suất cố định, ngân hàng có thể áp dụng lãi suất thả nổi, khiến khoản tiền trả hàng tháng của người vay tăng lên đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tài chính của khách hàng.
  • Khả năng chi trả giảm

Nếu thu nhập của người vay giảm hoặc phát sinh các vấn đề tài chính khác như mất việc làm, tai nạn hoặc chi phí y tế đột xuất, họ có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay hàng tháng.

Cần nắm được rủi ro khi vay mua nhà trả góp. (Ảnh minh họa) Cần nắm được rủi ro khi vay mua nhà trả góp. (Ảnh minh họa)
  • Nguy cơ nợ xấu

Nếu không thể thanh toán đúng hạn các khoản vay, khách hàng có thể bị liệt vào danh sách nợ xấu, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai và gây ra các vấn đề pháp lý khác.
  • Tăng áp lực tài chính

Việc phải trả góp hàng tháng trong một thời gian dài có thể tạo ra áp lực tài chính lớn, đặc biệt nếu lãi suất tăng hoặc có những chi phí bất ngờ phát sinh trong cuộc sống hàng ngày.
  • Biến động giá trị bất động sản

Trong trường hợp thị trường bất động sản giảm giá mạnh, giá trị căn nhà có thể thấp hơn số tiền còn lại mà người vay phải trả cho ngân hàng, dẫn đến tình trạng mất vốn hoặc khó khăn trong việc bán lại nhà.
  • Điều kiện vay phức tạp

Các thủ tục vay vốn, bao gồm kiểm tra hồ sơ tài chính và điều kiện tín dụng, có thể phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nếu không chuẩn bị tốt, người vay có thể bị từ chối hoặc gặp khó khăn trong quá trình vay.
  • Phí phạt trả trước

Nhiều ngân hàng áp dụng phí phạt nếu khách hàng trả hết khoản vay trước thời hạn. Điều này có thể hạn chế sự linh hoạt trong việc quản lý khoản nợ hoặc tái cơ cấu tài chính của người vay.

1.4. Thu nhập bao nhiêu thì có thể vay mua nhà trả góp?

Thu nhập cần thiết để vay mua nhà trả góp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá trị căn nhà, số tiền trả trước, lãi suất vay và thời hạn vay. Tuy nhiên, có một nguyên tắc phổ biến là khoản trả góp hàng tháng không nên vượt quá 30-40% tổng thu nhập của người vay, nhằm đảm bảo khả năng chi trả bền vững và tránh áp lực tài chính.

Thu nhập cần thiết để vay mua nhà trả góp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Ảnh minh họa) Thu nhập cần thiết để vay mua nhà trả góp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi xác định mức thu nhập cần thiết để vay mua nhà trả góp:

Giá trị căn nhà và khoản trả trước: Số tiền vay sẽ phụ thuộc vào số tiền bạn có thể trả trước, thường từ 20-30% giá trị căn nhà. Phần còn lại sẽ là khoản vay từ ngân hàng.

Khoản trả góp hàng tháng: Ngân hàng sẽ tính toán số tiền bạn phải trả hàng thán g, bao gồm cả gốc và lãi. Thông thường, khoản này không nên vượt quá 30-40% thu nhập hàng tháng của bạn để đảm bảo bạn có đủ khả năng chi trả.

Lãi suất vay: Lãi suất thấp hơn sẽ giúp giảm khoản trả hàng tháng, do đó, bạn có thể vay với thu nhập thấp hơn. Ngược lại, nếu lãi suất cao, bạn sẽ cần có thu nhập cao hơn để đáp ứng khoản trả góp.

Thời hạn vay: Thời hạn vay càng dài, số tiền trả hàng tháng sẽ càng nhỏ. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải trả nhiều tiền lãi hơn trong tổng số thời gian vay.

Ví dụ, nếu bạn mua một căn nhà trị giá 2 tỷ đồng và vay 70% giá trị căn nhà (1,4 tỷ đồng) với lãi suất 10%/năm trong 20 năm, khoản trả góp hàng tháng sẽ vào khoảng 15 - 20 triệu đồng. Với khoản trả góp này, thu nhập hàng tháng của bạn nên ở mức tối thiểu khoảng 40 - 50 triệu đồng để đảm bảo khả năng chi trả mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Bạn có thể truy cập VARs Land và sử dụng tính năng Dự toán khoản vay để có thể tính toán chi tiết các khoản vay mua nhà trả góp một cách dễ dàng. Đây là một công cụ hữu ích để bạn có thể nắm rõ các khoản tiền cần trả hàng tháng, tổng số tiền lãi phải trả và thời gian vay tối ưu.

2. Những thủ tục để mua nhà trả góp

Để mua nhà trả góp, người mua cần thực hiện một số thủ tục cơ bản với ngân hàng và chủ đầu tư. Quy trình này thường bao gồm các bước từ chuẩn bị hồ sơ, đánh giá tín dụng, đến ký kết hợp đồng vay vốn và hợp đồng mua bán. Dưới đây là các bước thủ tục chính:

2.1. Chọn căn nhà và thỏa thuận mua bán

Đầu tiên, người mua chọn căn nhà phù hợp từ các dự án đã được ngân hàng chấp thuận cho vay hoặc từ thị trường tự do. Tiếp theo, người mua và bên bán thỏa thuận về giá cả, phương thức thanh toán và ký kết hợp đồng đặt cọc.

Chọn căn nhà phù hợp từ các dự án được ngân hàng chấp thuận. (Ảnh minh họa) Chọn căn nhà phù hợp từ các dự án được ngân hàng chấp thuận. (Ảnh minh họa)

2.2. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn

Người mua cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để làm hồ sơ vay vốn với ngân hàng:
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có).
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Sao kê lương trong 3-6 tháng gần nhất, hợp đồng lao động, hoặc giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập từ các hoạt động kinh doanh.
  • Giấy tờ tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp có thể là chính căn nhà định mua hoặc các tài sản khác như bất động sản, xe hơi.
  • Hợp đồng mua bán nhà: Đây là hợp đồng giữa người mua và bên bán về việc mua nhà.

2.3. Ngân hàng thẩm định hồ sơ

Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra và thẩm định hồ sơ của người vay, bao gồm:
  • Thẩm định tín dụng: Kiểm tra điểm tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên thu nhập và các khoản nợ hiện tại.
  • Thẩm định tài sản: Nếu tài sản thế chấp là căn nhà định mua, ngân hàng sẽ tiến hành định giá căn nhà để xác định khoản vay.

2.4. Phê duyệt khoản vay

Sau khi hoàn tất thẩm định, ngân hàng sẽ quyết định về việc phê duyệt khoản vay và thông báo cho khách hàng về số tiền được vay, lãi suất, thời hạn vay, và khoản trả góp hàng tháng.

2.5. Ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp

Sau khi khoản vay được phê duyệt, người mua và ngân hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng (hợp đồng vay vốn). Nếu có tài sản thế chấp, hai bên sẽ ký hợp đồng thế chấp tài sản.

2.6. Ký hợp đồng mua bán nhà

Người mua và bên bán tiến hành ký hợp đồng mua bán chính thức. Khoản tiền trả trước (thường từ 20-30%) sẽ được thanh toán cho bên bán, phần còn lại sẽ được ngân hàng giải ngân.

2.7. Giải ngân khoản vay

Ngân hàng sẽ chuyển khoản vay trực tiếp vào tài khoản của bên bán, hoàn tất việc thanh toán cho căn nhà.

2.8. Đăng ký sang tên sổ đỏ

Sau khi giải ngân thành công, người mua tiến hành làm thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất).

3. Cách mua nhà trả góp an toàn

Để mua nhà trả góp một cách an toàn, người mua cần tuân theo các bước kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo tài chính cá nhân, lựa chọn dự án và ngân hàng phù hợp. Dưới đây là một số cách giúp mua nhà trả góp an toàn:

3.1. Lên kế hoạch tài chính rõ ràng

  • Đánh giá thu nhập và chi tiêu: Trước khi vay mua nhà, hãy xác định rõ thu nhập hàng tháng của bạn và các chi phí sinh hoạt. Khoản trả góp hàng tháng không nên vượt quá 30-40% tổng thu nhập để đảm bảo khả năng chi trả ổn định.
  • Chuẩn bị tiền trả trước: Thông thường, bạn cần thanh toán 20-30% giá trị căn nhà. Hãy chuẩn bị trước khoản tiền này và dự phòng thêm một số chi phí phát sinh như thuế, phí công chứng, và chi phí nội thất.

3.2. Chọn ngân hàng uy tín và lãi suất hợp lý

  • Lãi suất cố định và thả nổi: Hãy xem xét kỹ lãi suất vay. Nhiều ngân hàng có chương trình lãi suất ưu đãi cố định trong 6 tháng hoặc 1 năm đầu tiên, sau đó áp dụng lãi suất thả nổi. Cần hiểu rõ cơ chế thay đổi lãi suất và khả năng tăng lãi suất sau thời gian ưu đãi.
  • Thời hạn vay hợp lý: Lựa chọn thời hạn vay phù hợp với khả năng tài chính. Thời hạn vay dài hơn sẽ giúp giảm áp lực trả góp hàng tháng, nhưng tổng số tiền lãi phải trả sẽ tăng lên.
  • Điều khoản vay: Đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng vay, đặc biệt là phí phạt nếu trả trước hạn, để đảm bảo bạn hiểu rõ trách nhiệm tài chính.

3.3. Lựa chọn căn nhà phù hợp

  • Tìm hiểu dự án uy tín: Nếu mua nhà từ dự án, hãy chọn các chủ đầu tư uy tín và có dự án được ngân hàng bảo lãnh. Điều này đảm bảo rằng dự án đã được thẩm định và có sự giám sát chặt chẽ từ ngân hàng.
  • Tìm hiểu pháp lý: Xem xét kỹ tình trạng pháp lý của căn nhà hoặc dự án. Đảm bảo rằng căn nhà có đầy đủ giấy tờ như sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và không dính vào các tranh chấp pháp lý.

3.4. Thẩm định kỹ lưỡng về giá trị tài sản

  • Giá trị căn nhà: Hãy thẩm định giá trị căn nhà so với giá thị trường. Nếu giá nhà quá cao so với khu vực, bạn có thể gặp khó khăn khi bán lại hoặc thế chấp trong tương lai.
  • Vị trí và tiềm năng phát triển: Lựa chọn vị trí nhà có tiềm năng phát triển trong tương lai để giá trị bất động sản tăng lên. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi vay trả góp và gia tăng lợi nhuận nếu muốn bán lại.
Hãy thẩm định giá trị căn nhà so với giá thị trường. (Ảnh minh họa) Hãy thẩm định giá trị căn nhà so với giá thị trường. (Ảnh minh họa)

3.5. Xem xét bảo hiểm tài sản và bảo hiểm khoản vay

  • Bảo hiểm tài sản: Nếu ngân hàng yêu cầu thế chấp tài sản, bạn có thể xem xét việc mua bảo hiểm cho tài sản đó. Điều này bảo vệ bạn khỏi các rủi ro thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự cố bất ngờ có thể làm hư hại tài sản.
  • Bảo hiểm khoản vay: Một số ngân hàng cung cấp bảo hiểm khoản vay để bảo vệ khách hàng khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán do tai nạn hoặc mất việc làm.

3.6. Giữ lại một khoản tiền dự phòng

Để đảm bảo an toàn tài chính khi mua nhà trả góp, bạn nên giữ lại một khoản tiền dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ như tăng lãi suất, chi phí sửa chữa hoặc mất thu nhập đột ngột.

3.7. Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch trả nợ

  • Theo dõi khoản vay: Luôn theo dõi số tiền đã trả và khoản nợ còn lại để có kế hoạch trả nợ rõ ràng. Nếu có điều kiện, bạn có thể cân nhắc việc trả nợ trước hạn để giảm lãi suất.
  • Điều chỉnh kế hoạch trả nợ: Khi tình hình tài chính thay đổi, hãy xem xét điều chỉnh khoản trả góp hàng tháng hoặc kéo dài thời hạn vay để đảm bảo bạn không bị áp lực quá lớn về tài chính.

3.8. Tìm hiểu ý kiến chuyên gia

Nếu đây là lần đầu tiên bạn vay mua nhà trả góp, việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính hoặc luật sư bất động sản có thể giúp bạn hiểu rõ các rủi ro và đưa ra quyết định chính xác hơn.