Nhiều địa phương muốn thí điểm mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư
Có thể bạn quan tâm
Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ TN&MT) Đào Trung Chính cho biết nhiều địa phương rất mong muốn thí điểm sử dụng nhà ở xã hội, mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư.
Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo hai nghị định: Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai. Thí điểm chuyển nhà ở thương mại thành tái định cưTại cuộc họp, một vấn đề được quan tâm là việc nhiều địa phương rất mong muốn thí điểm sử dụng nhà ở xã hội, mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư, theo Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ TN&MT) Đào Trung Chính.Cụ thể, đại diện UBND TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Khánh Hoà đề nghị cho phép các hộ dân thuộc diện được bồi thường, tái định cư nhưng địa phương không có quỹ đất, quỹ nhà tái định cư thì được ưu tiên mua nhà ở xã hội; sử dụng ngân sách nhà nước mua nhà ở thương mại phục vụ tái định cư khi giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư công; phương án xử lý tình huống nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích lớn hơn diện tích suất tái định cư tối thiểu…Trước các ý kiến trên, Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan soạn thảo phải đưa thực tiễn vào văn bản để tháo gỡ khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.Gỡ khó nguồn cung nhà ởĐề xuất này được cho là nỗ lực mới nhằm gia tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ cho đối tượng có thu nhập thấp, bởi tình trạng thiếu nhà ở vẫn chưa được giải quyết triệt để trong thời gian qua khiến kỳ vọng kìm đà tăng của bất động sản vẫn gặp khó. Trước đó, vào cuối năm 2023, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại các phân khúc, hạ giá thành sản phẩm. Có giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả việc cơ cấu lại phân khúc cho người có nhu cầu thực, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và người có thu nhập thấp.Tuy nhiên, do việc gia tăng nguồn cung nhà ở gặp nhiều khó khăn, giá nhà đất vẫn chưa có chiều hướng giảm như kỳ vọng. Theo báo cáo thị trường do Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS - FERI), trong tháng 5 vừa qua, nguồn cung nhà ở thương mại mới sụt giảm, chỉ bằng khoảng 38,5% nguồn cung mới của tháng trước. Thậm chí, phần lớn nguồn cung mới đến từ phân khúc căn hộ trung và cao cấp thay vì nhà ở xã hội.Theo ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), mặc dù đã đạt một số kết quả nhưng việc triển khai các dự án nhà ở xã hội vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về quỹ đất, nguồn vốn, thủ tục đầu tư dự án.Từ phía doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết các chủ đầu tư phải chịu nhiều loại chi phí; đa số các loại chi phí và giá vật liệu đều tăng, cũng là một trong các nguyên nhân khiến giá bất động sản ngày càng tăng cao.Do đó, đề xuất thí điểm sử dụng nhà ở xã hội, mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư cũng là một biện pháp nhằm tận dụng được các dự án sẵn có để tăng thêm nguồn cung cho thị trường.Gần đây, một loạt giải pháp tương tự cũng đã được đưa ra và thảo luận. Điển hình, nhiều chuyên gia đã đưa ra đề xuất chuyển đổi nhà tái định cư thành nhà ở xã hội; hay xây dựng nhà ở xã hội cho thuê thay vì bán cũng nhận được nhiều sự quan tâm.Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
(https://diendandoanhnghiep.vn/nhieu-dia-phuong-muon-thi-diem-mua-nha-o-thuong-mai-de-phuc-vu-tai-dinh-cu-265115.html)