Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao
Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.dự án hạ tầng giao thông có tổng mức đầu tư lớn. Bởi vậy, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, cần huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện. Tuy nhiên, các dự án giao thông lớn, trọng điểm hiện nay chủ yếu đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công."Một trong các nguyên nhân là do huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn gặp khó khăn", đại biểu Thắng nêu và đề nghị Ngân hàng Nhà nước có giải pháp để tháo gỡ, thu hút các nguồn vốn tín dụng cho đầu tư các dự án hạ tầng giao thông trong thời gian tới.Trả lời về vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhu cầu vốn cho những các dự án về cơ sở hạ tầng giao thông cần khối lượng vốn rất lớn và với kỳ hạn dài trong khi tính chất nguồn vốn của hệ thống tổ chức tín dụng là nguồn vốn huy động ngắn hạn nên việc cho vay với khối lượng lớn và dài hạn cũng bị ràng buộc bởi tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng."Vừa qua, kinh nghiệm từ việc đổ vỡ của các ngân hàng tại Mỹ cho thấy, nếu huy động bằng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể dẫn tới rủi ro và hệ lụy cho ngân hàng", Thống đốc cho biết.Tính đến ngày 30/9, có 22 tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, tổng dư nợ 92.319 tỷ đồng, chiếm 0,72% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,83%, đáng chú ý nữa, nợ nhóm 2 chiếm đến 26,52%. Đây là nhóm nợ sát với nợ nhóm 3 - nợ xấu. Nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu."Dự án hạ tầng giao thông cần nguồn vốn lớn, dài hạn, nên chính sách huy động cần cả nguồn từ trong nước và nước ngoài. Vốn tín dụng ngân hàng có cho vay với những dự án này nhưng phải đảm bảo an toàn hoạt động", bà Hồng nhấn mạnh.Trả lời chất vấn của các đại biểu về việc thực hiện Nghị quyết 42, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu, kém chưa đạt tiến độ đề ra, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém rất khó."Bình thường đã khó rồi nhưng trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng như biến động của kinh tế thế giới như thời gian qua thì tái cơ cấu ngân hàng yếu kém càng khó hơn", bà nói và thông tin thêm đây là việc chưa có tiền lệ khi năng lực, kinh nghiệm cán bộ xây dựng đề án còn hạn chế.Việc tìm kiếm nhà đầu tư tự nguyện tham gia cơ cấu ngân hàng yếu kém rất khó khăn. Cơ chế để cơ cấu các ngân hàng này cần xin cấp có thẩm quyền các bước phê duyệt. NHNN đang hoàn thiện đề án chi tiết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để thực hiện.Bốn ngân hàng được kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank), cấp có thẩm quyền đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.Ngoài 4 nhà băng này, từ tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vào diện kiểm soát đặc biệt. Ngân hàng Nhà nước hiện đang tìm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại nhà băng này, để trình Chính phủ phê duyệt chủ trương.
Chiều 6/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn các Bộ trưởng theo chương trình của kỳ họp thứ 6. Trong phiên chất vấn chiều nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trả lời chất vấn liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.Đại biểu Nguyễn Đại Thắng cho biết, các