Giải pháp nào quản lý chung cư mini biến tướng?
Tại các đô thị lớn hiện nay, thực trạng nhà ở riêng lẻ biến thành chung cư mini rộ lên như một "phong trào". Loại hình này tiềm ẩn những nguy hiểm đối với người dân khi vấn đề PCCC không được đảm bảo.


Kỳ vọng từ những quy định mới
Do đó, ông Lập cho rằng cần sớm có bộ quy chuẩn để đảm bảo trong vấn đề không gian sống, mỹ quan và an toàn cháy nổ. Ngoài ra, các chính sách về nhà ở xã hội, nhà cho thuê cũng cần được triển khai nhanh và hiệu quả. Trong đó, giá cho thuê nhà cần sát với thực tế nhu cầu của người dân.Trong khi Luật Nhà ở nghiêm cấm sử dụng chung cư cũng như nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy nổ, thế nhưng theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, các đơn vị đã kiểm tra hơn 69.400 công trình, trong đó có gần 30.300 cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ; 385 nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (còn được gọi là chung cư mini), hơn 36.100 nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao.Nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân, cũng như quản lý chặt chẽ loại hình chung cư mini, Điều 57 Luật Nhà ở 2023 đã quy định về phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân để bán, cho thuê mua, cho thuê. Trong đó phải đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, việc đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Đây được cho là cơ sở pháp lý công nhận quyền sở hữu riêng lẻ từng căn hộ chung cư mini, đồng thời siết chặt quản lý loại hình nhà ở này.Các chuyên gia cho rằng, so với pháp luật hiện hành thì Luật Nhà ở 2023 đã đưa ra các quy định cụ thể hơn nhằm bảo đảm an toàn cho loại hình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân và có điều kiện pháp lý cao hơn các quy định trước đây. Trong đó, việc cấp sổ hồng cho chung cư mini cũng sẽ giúp loại hình nhà ở này được quản lý chặt chẽ hơn, phù hợp về các quy chuẩn an toàn trong pháp lý, PCCC.“Đặc biệt khi chúng ta đã có Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Đối với các cấp chính quyền, chúng ta phải có biện pháp mạnh tay, rà soát trên địa bàn. Khi thấy các trường hợp có nguy cơ cao, đe dọa đến tính mạng của người dân, phải yêu cầu, thậm chí cưỡng chế người dân bỏ ngay các vật cản, thiết kế thêm lối thoát”, đại biểu Trịnh Xuân An - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh cho biết.Bên cạnh đó, theo luật sư Trịnh Hữu Đức - Hội Luật gia Việt Nam, hiện nay pháp luật Nhà nước không cấm mô hình nhà ở riêng lẻ để phục vụ kinh doanh kết hợp với mục đích để ở. Song, vấn đề hiện tại là những quy định riêng dành cho loại hình này, trong khi hệ thống văn bản pháp quy của chúng ta thường đi sau thực tế rất nhiều, chúng ta chưa dự báo, lường trước được những phát sinh có thể xảy ra và chỉ khi “mất bò mới lo làm chuồng”.“Ví dụ như sản phẩm nhà chung cư mini, trước đây chưa có quy định rõ ràng nhưng sau sự cố tang thương tại công trình ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội), các nhà làm luật mới chú tâm hơn và có quy định rõ ràng, chi tiết vào Luật Nhà ở 2023. Và sau những sự cố đáng tiếc tại những khu nhà trọ gần đây, chúng ta mới ngồi lại để bàn về câu chuyện hành lang pháp lý. Những quy định của Luật PCCC đã có đầy đủ, giờ phải có quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế xây dựng đối với sản phẩm này” - vị luật sư chia sẻ.Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
(https://diendandoanhnghiep.vn/giai-phap-nao-quan-ly-chung-cu-mini-bien-tuong-264371.html)