Sân bay Long Thành nhận 1,8 tỷ USD từ ba ngân hàng Việt
Đây là khoản tín dụng trung, dài hạn bằng ngoại tệ cho khách hàng có giá trị lớn nhất từ trước đến nay của ngành ngân hàng Việt Nam.Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 do ACV là chủ đầu tư.Trước đó, cuối tháng 11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấp nhận cho phép Vietcombank, VietinBank, BIDV cho ACV vay bằng ngoại tệ trung dài hạn để thực hiện dự án.Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, với vai trò là ngân hàng đầu mối thu xếp vốn, Vietcombank cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư ACV và các ngân hàng hợp vốn, bố trí nguồn lực tốt nhất với mức ưu tiên cao nhất để đảm bảo tiến độ giải ngân đáp ứng tiến độ triển khai của dự án.Tổng mức đầu tư dự tính cho toàn bộ sân bay Long Thành là hơn 16 tỷ USD, chia thành 3 giai đoạn. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 5,4 tỷ USD, trong đó dự án thành phần 3 có nhu cầu vay vốn tính đến ngày 13/12/2023 là 1,8 tỷ USD (33%).Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định đầu tư giai đoạn 1 cho dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành với quy mô 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách, công suất vận chuyển 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.Trong đó, ACV được giao là chủ đầu tư dự án thành phần 3 – các công trình thiết yếu trong cảng hàng không – thành phần đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn và tính chất kỹ thuật công nghệ phức tạp nhất đối với toàn bộ giai đoạn 1.Phát biểu tại lễ ký kết, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành giao thông vận tải, là công trình cấp đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như với sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam.Dự án đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2015 với mục tiêu xây dựng sân bay Long Thành trở thành cảng hàng không quốc tế quan trọng, lớn nhất Việt Nam.Cùng với Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (mở rộng) và sân bay Biên Hòa (đang được nghiên cứu nâng cấp, khai thác dân sự), Cảng Hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo thành một cụm cảng hàng không quốc tế hiện đại, có quy mô và sức chứa lớn, năng lực khai thác đồng bộ, chất lượng, trở thành trung tâm trung chuyển hàng không, logistics với tầm cỡ hàng đầu khu vực và quốc tế.Thủ tướng đánh giá, việc cung cấp khoản tín dụng 1,8 tỷ USD thể hiện một bước phát triển bứt phá của các ngân hàng thương mại trong nước về thu xếp vốn ngoại tệ cho khách hàng.Đây là dự án có tổng số tiền tài trợ và đặc biệt là bằng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay bởi các ngân hàng thương mại Việt Nam.Đây cũng là dự án đầu tiên được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn vốn vay USD trung dài hạn từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, với các điều kiện cạnh tranh hơn so với phương án vay vốn trực tiếp từ các định chế tài chính quốc tế.Cùng với việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững, khoản tài trợ 1,8 tỷ USD cho một dự án lớn như Cảng Hàng không Long Thành là minh chứng rõ nét cho vị thế và sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc thu xếp vốn cho các dự án phức tạp và quy mô lớn.Đồng thời, tạo tiền lệ mới tích cực giúp khuyến khích, phát huy sự chủ động của các nhà đầu tư trong nước không phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay nước ngoài trong thời gian tới.
Vietcombank – đầu mối thu xếp vốn, Vietinbank và BIDV mới đây đã cùng Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) ký kết hợp đồng cấp tín dụng trị giá 1,8 tỷ USD.Khoản vốn này tương ứng khoảng 45% tổng mức đầu tư của dự án, trong đó Vietcombank tài trợ 1 tỷ USD, VietinBank tài trợ 450 triệu USD, BIDV tài trợ 350 triệu USD.Số tiền sẽ được sử dụng vào dự án thành phần 3 – các công trình thiết yếu trong cảng hàng không - thuộc dự án đầu tư xây dựng