Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng
Nền kinh tế đang phục hồi ngày càng tích cực, thích ứng tốt trước bối cảnh mới của thế giới và trong nước. Các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế đã mở ra những cơ hội thuận lợi mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư.Báo cáo tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, kinh tế trong nước đang dần lấy lại đà tăng trưởng, thích ứng tốt hơn trước bối cảnh mới của thế giới và trong nước.Hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế đã mở ra những cơ hội thuận lợi mới để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, tranh thủ được sự dịch chuyển đầu tư, chuỗi cung ứng, các xu thế phát triển lớn toàn cầu về kinh tế số, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tài chính xanh…Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 3,46% cùng kỳ, bình quân 11 tháng tăng 3,22%. Xuất siêu 25,83 tỷ USD, tăng khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ trước.Vốn FDI đăng ký đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, chủ yếu là vốn đăng ký mới (chiếm 42,4%).Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 65% kế hoạch, cao hơn gần 123.000 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, với nhiều dự án cao tốc, hạ tầng trọng điểm được khởi công.Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ cũng tăng 10%. Sản xuất công nghiệp tăng 5,8% cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo ghi nhận tăng 6,3%.Mặc dù đã có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho rằng kinh tế thời gian tới vẫn khó có thể chuyển biến nhanh khi phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu.Tháng 11, các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn đưa ra nhiều dự báo trái chiều về triển vọng kinh tế thế giới, các nước lớn trong quý IV/2023 và năm 2024, cho thấy tình hình thế giới, khu vực thời gian tới dự báo có chuyển biến, nhưng tiếp tục diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro.Do đó, thời gian tới, kinh tế nước ta tiếp tục chịu tác động kép từ yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại nhiều năm. Thứ trưởng Phương cho rằng, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ và thuận lợi.Đi sâu hơn vào những áp lực và bất cập mà kinh tế trong nước đang phải đối mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ sức ép lạm phát vẫn cao; tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn, vướng mắc; một số cơ quan, đơn vị, cá nhân còn ngại việc, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sự quyết tâm, quyết liệt chưa cao…bất động sản tạo đà cho phục hồi thị trường.Các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh quyết liệt cắt giảm; nâng cao chất lượng dịch vụ công, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các quỹ bảo lãnh tín dụng cần phát huy hơn nữa vai trò để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Thứ năm, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu.Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn hiện tại trong sản xuất công nghiệp, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa mạnh mẽ; bảo đảm an ninh năng lượng; kiên quyết không để thiếu điện, xăng dầu trong năm 2024.Đồng thời, hoàn thành 3 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 70 km (cầu Mỹ Thuận 2, Mỹ Thuận-Cần Thơ, Tuyên Quang-Phú Thọ); hoàn thiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia… Thủ tướng hoan nghênh các cơ quan vừa qua đã làm tốt, đúng tiến độ việc nâng cấp sân bay Điện Biên.Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm, phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các mặt hàng nông sản chất lượng, giá trị gia tăng cao; tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; quyết liệt tháo gỡ ách tắc, khắc phục "thẻ vàng" (IUU) của ngành thủy sản.Về dịch vụ, du lịch, phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao (vận tải, logistics, giáo dục, y tế, ngân hàng…); có giải pháp cụ thể để tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xúc tiến du lịch các thị trường trọng điểm (Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh...).
Những giải pháp trọng tâm thời gian tớiThủ tướng yêu cầu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu chưa đạt trong kế hoạch năm 2023.Theo đó, xử lý hiệu quả các tồn tại, vướng mắc để phục hồi và phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững các thị trường, nhất là các sàn giao dịch bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, lao động, khoa học công nghệ..., bảo đảm công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình.Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.Đồng thời, tài chính - ngân sách cần được tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phấn đấu tăng thu, đồng thời, kiểm soát chi, tiết kiệm triệt để chi ngân sách. Đặc biệt lưu ý khẩn trương khắc phục bất cập trong thu thuế điện tử, nhất là đối với khu vực dịch vụ ăn uống, bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử và hoàn thiện phương án sử dụng dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 (ngay trong tháng 12/2023).Về các dự án, doanh nghiệp yếu kém và xử lý các vấn đề tồn tại, khẩn trương triển khai phương án xử lý đối với dự án, doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương; tập trung hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án đối với các dự án, doanh nghiệp còn lại; nỗ lực hoàn thành trong tháng 12/2023.Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng.Về đầu tư, tập trung tạo thuận lợi thu hút, giải ngân các nguồn lực đầu tư của toàn xã hội (đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và hợp tác công tư); quyết liệt xử lý vướng mắc, tích cực hỗ trợ đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư. Tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao.Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn, tiềm năng. Kịp thời thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới của đối tác.Các thị trường truyền thống cần được củng cố và đẩy nhanh đàm phán, ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE, các FTA với Brazil, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)...; khai thác thị trường Halal để mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng.Ông cũng đặc biệt lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế. Trong đó, thúc đẩy mạnh mẽ 6 vùng kinh tế - xã hội; tập trung phát triển kinh tế tại các đô thị lớn để tiếp thêm động lực cho tăng trưởng.Bên cạnh đó tranh thủ các cơ hội mới từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất, thương mại, đầu tư toàn cầu và khu vực, thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực chíp bán dẫn, linh kiện… Thu hút nguồn lực tài chính xanh, tín dụng xanh ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới hydrogen. Xây dựng và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.Tổ chức tốt sự kiện Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 và các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trong và ngoài nước, bảo đảm thực chất, hiệu quả.Thủ tướng nhấn mạnh 3 vấn đề: Tăng cường liên kết vùng, liên vùng và cả nước; tập trung phát triển các lĩnh vực mới nổi, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ; củng cố, phát huy các thị trường truyền thống và khai thác các thị trường mới, nhất là tại Trung Đông.Thứ ba, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh phê duyệt quy hoạch.Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thành phân bổ chi tiết toàn bộ số vốn đầu tư công kế hoạch 2023 còn lại trước ngày 10/12/2023.Giải ngân vốn đầu tư công quyết liệt; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc về cung ứng vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng… để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, cao tốc, liên vùng, đường ven biển. Mục tiêu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn năm 2023.Các quy hoạch cần được khẩn trương hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt; đặc biệt là quy hoạch TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội và 5 quy hoạch vùng chưa ban hành; phấn đấu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong 2023.Thứ tư, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Chính phủ nghị định về việc giảm thuế VAT theo Nghị quyết của Quốc hội.Đồng thời, hoàn thành việc sửa đổi các nghị định, thông tư để tháo gỡ khó khăn về đất đai, nhất là công tác định giá đất, ban hành ngay trong đầu tháng 12/2023 để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án