Nắm bắt thông tin về lĩnh vực Bất động sản nhanh nhất
Giá bất động sản "leo thang": Lời giải nào cho phát triển bền vững?
Theo Diệu Hoa
Thứ sáu, 29/11/2024 - 10:35 (GMT+7)
Theo các chuyên gia, chỉ khi các vấn đề như định giá đất, đầu cơ, và cân bằng cung cầu được giải quyết, thị trường mới có thể phát triển ổn định và bền vững.
Giá nhà ở tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội đang tăng một cách bất hợp lý. Điều này gây ra những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản, trong bối cảnh nguồn cung và cầu chưa đạt trạng thái cân bằng.Cung tăng, giá vẫn tăngPhát biểu tại Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, giá bất động sản tăng cao phần lớn do biến động chi phí liên quan đến đất đai, cùng với việc áp dụng các bảng giá đất mới. Bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở tại đô thị, nhất là ở phân khúc dành cho người thu nhập thấp và trung bình, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh rằng dù có những nỗ lực từ chính quyền để thúc đẩy nguồn cung, nghịch lý vẫn tồn tại khi giá bán không giảm mà tiếp tục tăng. Ông Đính lý giải rằng dòng vốn đầu tư bị dồn nén quá lâu, khiến tỷ lệ hấp thụ vẫn cao dù giá bán tăng mạnh.Trong bối cảnh này, chi phí đất đai chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành bất động sản. Khi giá đất được định giá cao hơn, tâm lý đầu cơ và kỳ vọng giá tăng tiếp tục thúc đẩy giá nhà ở, gây khó khăn cho việc bình ổn thị trường.Trong khi đó, trên cương vị doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, cảnh báo rằng nếu không có sự can thiệp kịp thời từ các cơ quan chức năng, giá bất động sản có thể tiếp tục "leo thang" và vượt khả năng chi trả của thị trường.Với giá đất hiện chiếm 40% giá thành sản phẩm, nhiều dự án đang bị đình trệ do vướng mắc về định giá đất. Điều này không chỉ gây áp lực cho doanh nghiệp mà còn làm suy yếu niềm tin của người mua."Chìa khoá" phát triển bền vữngTrong khi đó, chia sẻ mới đây, ông Phan Đình Phúc, CEO Seenee, cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của thị trường đã qua. Với hàng loạt động thái từ chính sách và hạ tầng, thị trường dự kiến bước vào chu kỳ mới vào năm 2025. Tuy nhiên, việc áp dụng các bộ luật mới như Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 cần thêm thời gian để thể hiện hiệu quả.
Các chuyên gia nhận định rằng từ quý 2/2025, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc nhờ sự tăng trưởng của các phân khúc như đất nền và biệt thự dự án. Từ quý 1/2026, thị trường bước vào giai đoạn ổn định hơn với thanh khoản và giá cả tăng ở nhiều loại hình sản phẩm.Luật pháp mới được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý minh bạch, ổn định hơn, nhưng để đạt được sự phục hồi toàn diện, cần thêm các biện pháp hỗ trợ từ chính quyền và cơ quan quản lý. Việc cải thiện chi phí đất đai và quản lý chặt chẽ hoạt động đầu cơ là chìa khóa để hướng tới sự phát triển bền vững.Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hiệp cũng cho rằng thực tế hiện nay, một số dự án đang ách tắc cũng từ điểm nghẽn này, có dự án xây dựng xong nhưng không có định giá, không bán được, thậm chí, có khu vực giá đất ở 2 thời điểm cách nhau 6 tháng đã tăng gấp đôi.Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, giá nhà chung cư tăng nhanh như thời gian qua khi kiểm tra có cơ cấu từ giá đất. Đây là bài toán cần được cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm, tháo gỡ để thúc đẩy thị trường từ góc độ người dân có nhu cầu mua nhà nhằm quản lý giá bán nhà, trong đó có giá đất mà hạch toán từ đại diện Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, chiếm 40% giá thành.Để thị trường bất động sản phát triển bền vững cần quan tâm cả 2 chiều cung – cầu, người mua và người bán. Khi thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, nền kinh tế sẽ phát triển ổn định.