Chứng khoán kỳ vọng tạo đáy

TheLEADER

Thứ sáu, 3/11/2023 - 9:20 (GMT+7)

Đánh giá diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng thị trường đã kết thúc điều chỉnh và chuẩn bị một xu hướng tăng mới.

Sau tháng 10 giảm mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến những ngày đầu tháng 11 xoay chuyển đầy bất ngờ. Phiên ngày 2/11, VNIndex chứng kiến sự bùng nổ khi tăng gần 36 điểm, lên mốc 1.075 điểm. Thanh khoản hai sàn cũng tăng mạnh 26% so với phiên trước đó, đạt xấp xỉ 16.000 tỷ đồng.

Thị trường quay đầu tăng trở lại sau khi VNIndex chạm tới đáy thấp nhất của giai đoạn tích lũy tháng 2 và tháng 3/2023. Đánh giá diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng thị trường đã kết thúc điều chỉnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư “bỏ lỡ” phiên giao dịch ngày hôm nay cũng không cần quá nóng vội, vì thị trường sẽ mở ra thêm cơ hội mua mới trong vài phiên tới.

Thị trường phiên 2/11 có một phiên giao dịch rất tích cực với điểm số tăng rất mạnh. Quan điểm của các chuyên gia về phiên hôm nay như thế nào?

Ông Nguyễn Thế Minh- Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Tôi thấy có 2 điểm sáng quan trọng. Đầu tiên là độ rộng thị trường khá tốt, sắc xanh chiếm phần lớn và số lượng mã trần tăng áp đảo. Thứ hai là chỉ số VNIndex đã vượt qua ngưỡng cản 1.075 điểm. Đây là ngưỡng cản quan trọng xác nhận sự đảo chiều của thị trường. Bên cạnh đó, thanh khoản trong phiên cũng rất tốt, cũng đã khá lâu rồi chúng ta mới có một phiên thanh khoản vượt qua trung bình 20 phiên.

Tâm lý hưng phấn của thị trường đến từ cuộc họp của FED. Dù FED không tăng lãi suất là điều được dự báo từ trước nhưng lần này đi kèm với bức tranh vĩ mô khởi sắc hơn. Tình hình lạm phát hạ nhiệt là cơ sở để các ngân hàng trung ương không tạo áp lực lên chính sách tiền tệ thời gian tới. Khả năng lãi suất tăng mạnh trở lại khó xảy ra hơn.

Mặt khác, chúng ta có thể thấy lợi suất trái phiếu chính phũ Mỹ đã giảm trên tất cả các kỳ hạn. Đây là yếu tố hỗ trợ đà tăng trên thị trường chứng khoán, tương tự như giai đoạn tháng 10 – 11/2022.

Với những cơ sở trên, tôi cho rằng khả năng cao VNIndex đã xác nhận tạo đáy ngắn hạn.

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch công ty đào tạo và tư vấn đầu tư FinPeace

Ông Nguyễn Thế Minh- Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Theo quan điểm của tôi, có xác suất 80% nhịp giảm 2 tháng vừa qua của VNIndex đã dừng lại tại vùng 1.020 điểm và chính thức kết thúc sau phiên 2/11 này.

Như nhiều nhận định của FinPeace, khu vực đáy của thành lập năm 2022 là khu vực khốc liệt nhất và thấp nhất trong trung hạn của VNIndex và thị trường sẽ còn lâu nữa mới về kiểm định mốc này. Tất cả những diễn biến trong năm 2023 chỉ là một khu vực đi ngang (sideway) biên độ lớn.

Thị trường khả năng cao đã tạo đáy, nhưng để xác định đây là một sóng lên to hay không thì vẫn còn là quá sớm. Thị trường sẽ cần một khu vực, thời gian tích lũy để xây dựng niềm tin.

Tóm lại, theo tôi đây là khởi đầu của một con sóng lên, hay còn gọi là “đầu cá”. Tuy nhiên, đầu cá này to hay nhỏ thì cần vài tuần để xem diễn tiến của thị trường.

Thị trường sẽ diễn biến thế nào sau phiên bùng nổ ngày hôm nay?

Ông Nguyễn Thế Minh: Sau một phiên bùng nổ, thông thường thị trường sẽ có một vài phiên để điều chỉnh, quay trở lại kiểm định thanh khoản, xem dòng tiền đã thực sự tham lam hay chưa. Đặc điểm của những phiên điều chỉnh này là thanh khoản sẽ ở mức vừa phải chứ không đột biến. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy áp lực bán ra không còn lớn nữa.

Sau đó, thị trường sẽ quay lại tăng khá mạnh, hướng tới chinh phục những vùng cản. Gần nhất ta có thể thấy là mức 1.100 điểm, sau đó hướng tới các vùng cao hơn, thậm chí là vùng đỉnh gần nhất 1.250 điểm.

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Khi sóng giảm kết thúc, kịch bản cơ sở là thị trường sẽ có một nhịp tăng hướng lên vùng trung bình trước đó, khoảng 1.150 – 1.160 điểm. Đây là nhịp lên đầu tiên, sẽ diễn ra nhanh. Chúng ta sẽ có vài tuần tăng liên tiếp và sau khi chạm tới khu vực này, thị trường sẽ điều chỉnh, đi chậm lại để “tiêu hóa” nhịp giảm trước đó.

Giai đoạn sau sẽ kéo dài tương đối lâu, thậm chí sang năm 2024 vì nhịp giảm vừa rổi các tài khoản thua lỗ cũng khá nhiều. Khi đến các vùng kháng cự mạnh, cung hàng nhiều thì áp lực xả ra sẽ lớn, cần thời gian mới có thể hấp thụ hết.

Những nhà đầu tư chậm chân trong phiên 2/11 có lỡ cơ hội?

Ông Nguyễn Thế Minh: Theo tôi không có gì vội vàng. Thị trường đã có chuỗi giảm tương đối mạnh từ tháng 8 cho đến nay. Trên thị trường nhiều nhóm ngành đã giảm mạnh, khi bật lên thì dư địa tăng trưởng cũng rất lớn. Vì vậy, nhà đầu tư không cần lo lắng mất cơ hội, và có thể canh những nhịp điều chỉnh của thị trường để giải ngân.

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Nhà đầu tư không cần lo lắng về điều này. Theo tôi ngay ngày mai thôi, thị trường có thể tăng lên vùng 1.102 điểm sau đó bị kéo tụt xuống. Đó là khu vực cung hàng ở các khu vực kháng cự cứng bị đẩy ra rất mạnh. Thị trường sẽ có một nhịp điều chỉnh trong đầu tuần sau và đó là cơ hội cho nhà đầu tư giải ngân.

Với những nhà đầu tư cẩn trọng hơn, có thể chờ nhịp điều chỉnh kết thúc và thị trường quay trở lại xu hướng tăng mới giải ngân. Thời điểm có thể vào thứ 4, hoặc thứ 5 tuần sau.

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch công ty đào tạo và tư vấn đầu tư FinPeace

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch FinPeace

Theo quan điểm của tôi, có xác suất 80% nhịp giảm 2 tháng vừa qua của VNIndex đã dừng lại tại vùng 1.020 điểm và chính thức kết thúc sau phiên 2/11 này.

Như nhiều nhận định của FinPeace, khu vực đáy của thành lập năm 2022 là khu vực khốc liệt nhất và thấp nhất trong trung hạn của VNIndex và thị trường sẽ còn lâu nữa mới về kiểm định mốc này. Tất cả những diễn biến trong năm 2023 chỉ là một khu vực đi ngang (sideway) biên độ lớn.

Thị trường khả năng cao đã tạo đáy, nhưng để xác định đây là một sóng lên to hay không thì vẫn còn là quá sớm. Thị trường sẽ cần một khu vực, thời gian tích lũy để xây dựng niềm tin.

Tóm lại, theo tôi đây là khởi đầu của một con sóng lên, hay còn gọi là “đầu cá”. Tuy nhiên, đầu cá này to hay nhỏ thì cần vài tuần để xem diễn tiến của thị trường.

Thị trường sẽ diễn biến thế nào sau phiên bùng nổ ngày hôm nay?

Ông Nguyễn Thế Minh: Sau một phiên bùng nổ, thông thường thị trường sẽ có một vài phiên để điều chỉnh, quay trở lại kiểm định thanh khoản, xem dòng tiền đã thực sự tham lam hay chưa. Đặc điểm của những phiên điều chỉnh này là thanh khoản sẽ ở mức vừa phải chứ không đột biến. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy áp lực bán ra không còn lớn nữa.

Sau đó, thị trường sẽ quay lại tăng khá mạnh, hướng tới chinh phục những vùng cản. Gần nhất ta có thể thấy là mức 1.100 điểm, sau đó hướng tới các vùng cao hơn, thậm chí là vùng đỉnh gần nhất 1.250 điểm.

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Khi sóng giảm kết thúc, kịch bản cơ sở là thị trường sẽ có một nhịp tăng hướng lên vùng trung bình trước đó, khoảng 1.150 – 1.160 điểm. Đây là nhịp lên đầu tiên, sẽ diễn ra nhanh. Chúng ta sẽ có vài tuần tăng liên tiếp và sau khi chạm tới khu vực này, thị trường sẽ điều chỉnh, đi chậm lại để “tiêu hóa” nhịp giảm trước đó.

Giai đoạn sau sẽ kéo dài tương đối lâu, thậm chí sang năm 2024 vì nhịp giảm vừa rổi các tài khoản thua lỗ cũng khá nhiều. Khi đến các vùng kháng cự mạnh, cung hàng nhiều thì áp lực xả ra sẽ lớn, cần thời gian mới có thể hấp thụ hết.

Những nhà đầu tư chậm chân trong phiên 2/11 có lỡ cơ hội?

Ông Nguyễn Thế Minh: Theo tôi không có gì vội vàng. Thị trường đã có chuỗi giảm tương đối mạnh từ tháng 8 cho đến nay. Trên thị trường nhiều nhóm ngành đã giảm mạnh, khi bật lên thì dư địa tăng trưởng cũng rất lớn. Vì vậy, nhà đầu tư không cần lo lắng mất cơ hội, và có thể canh những nhịp điều chỉnh của thị trường để giải ngân.

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Nhà đầu tư không cần lo lắng về điều này. Theo tôi ngay ngày mai thôi, thị trường có thể tăng lên vùng 1.102 điểm sau đó bị kéo tụt xuống. Đó là khu vực cung hàng ở các khu vực kháng cự cứng bị đẩy ra rất mạnh. Thị trường sẽ có một nhịp điều chỉnh trong đầu tuần sau và đó là cơ hội cho nhà đầu tư giải ngân.

Với những nhà đầu tư cẩn trọng hơn, có thể chờ nhịp điều chỉnh kết thúc và thị trường quay trở lại xu hướng tăng mới giải ngân. Thời điểm có thể vào thứ 4, hoặc thứ 5 tuần sau.

Chúng ta có thể áp dụng công thức đơn giản như sau: Giải ngân 1/3 tiền khi thị trường phá vỡ xu hướng trong phiên hôm nay. Sau đó giải ngân 1/3 nữa trong nhịp điều chỉnh và 1/3 cuối cùng khi thị trường kết thúc điều chỉnh.

Theo các chuyên gia, nhóm cổ phiếu nào cần quan tâm trong nhịp tăng này?

Ông Nguyễn Thế Minh: Có 2 nhóm cổ phiếu tôi quan tâm. Đầu tiên là nhóm cổ phiếu vừa mang tính đầu cơ, tạo sự kỳ vọng nhiều hơn là yếu tố cơ bản, tiêu biểu là cổ phiếu bất động sản. Chúng ta nhìn lại cơn sóng đầu chu kỳ hồi phục thì bất động sản thường là nhóm tăng mạnh đầu tiên, sau đó mới lan tỏa sang các dòng khác.

Kế đến là nhóm cổ phiếu tăng trưởng thật. Có thể kể tới nhóm cổ phiếu dầu khí. Đây là nhóm tăng trưởng tốt trong năm nay và khả năng là cả năm sau nhờ giá dầu neo cao, các dự án mỏ mới. Thêm nữa là nhóm cổ phiếu chứng khoán. Dù thanh khoản thị trường giai đoạn vừa qua có suy giảm, nhưng với việc chi phí vốn của các công ty chứng khoán đang giảm nhờ lãi suất giảm, nguồn thu từ margin dự báo sẽ tốt trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Một đặc điểm của nhịp tăng này đó là các nhóm cổ phiếu trước đây biến động mạnh, đầu cơ cao thì lại có kỹ thuật rất đẹp. Có thể kể tới nhóm cổ phiếu bất động sản. Hầu hết các mã cổ phiếu đều có sự tích lũy, xây dựng nền tảng. Trong phiên bùng nổ hôm nay cũng lên chậm rãi chứ không phải kéo trần liên tục như giai đoạn trước.

Vì vậy, đây là nhóm cổ phiếu tôi đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, một số nhóm khác, như nhóm cổ phiếu thép cũng có mô hình tương tự.

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, MWG, MSN đã kéo chỉ số giảm sâu trong nhịp giảm vừa qua. Theo các chuyên gia, nhóm này có ảnh hưởng tới đà tăng thị trường thời gian tới?

Ông Nguyễn Thế Minh: Chúng ta có thể thấy tâm lý là nhà đầu tư ngoại vẫn bán ròng rất mạnh nhóm cổ phiếu này. Với yếu tố cơ bản chưa thể cải thiện mạnh, nhóm này vẫn sẽ là tác nhân tạo tâm lý nghi ngờ trên thị trường.

Tuy nhiên, tôi cho rằng với nhóm cổ phiếu VIC, VHM đà giảm sẽ chậm lại và có thể tăng trở lại. Với MWG, khả năng này khó hơn khi thị trường bán lẻ giai đoạn này vẫn khá xấu. Mặc dù vậy, MWG đóng góp không nhiều vào chỉ số chung, nên cũng sẽ không tạo tác động lan tỏa ra toàn thị trường.

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Tôi nghĩ là có. Đây cũng sẽ là nhóm khiến đợt tăng tiếp theo chậm rãi lại. Về mặt kỹ thuật, nhóm cổ phiếu này cũng mới bắt đầu xây đáy, nghĩa là nó đang đi chậm hơn thị trường. Nhà đầu tư ngắn hạn nên loại bỏ nhóm cổ phiếu này ra khỏi danh mục.

Cuối cùng, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì khi gia nhập thị trường trong giai đoạn tới?

Ông Nguyễn Thế Minh: Về cơ bản mọi thứ chỉ đỡ xấu đi chứ chưa tốt lên. Vẫn có những yếu tố rủi ro, biến động không rõ ràng. Gần đây nhất có thể kể tới xung đội Israel – Hamas. Đây là những biến số mà chúng ta không thể đoán trước được. Theo tôi giai đoạn này nhà đầu tư vẫn không nên mạo hiểm dùng đòn bẩy quá lớn khi áp lực thị quay đầu giảm vẫn có.

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Tôi nói về 80% khả năng thị trường tạo đáy, nghĩa là vẫn còn 20% xác suất thị trường quay đầu. Đây là những sự kiện thiên nga đen mà ta không thể lường trước được. Vì vậy, chúng ta vẫn cần quan trị rủi ro danh mục của mình, phân bổ tỷ lệ giải ngân một cách phù hợp.