5 thách thức bủa vây bất động sản công nghiệp
Mặc dù vẫn còn nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với những thách thức rất lớn.
Những xu hướng mớiThách thức đầu tiên được các chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán MBS chỉ ra là sự gia tăng cạnh tranh thu hút FDI của các nước trong khu vực.Hai đối tác lớn nhất cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam hiện nay là Ấn Độ và Indonesia. Để thu hút FDI sau đại dịch, Ấn Độ đã dành ra quỹ đất sạch 460 nghìn ha, đầu tư 1.500 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư mới.Nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Apple, Pegatron đang tăng cường đầu tư vào quốc gia này. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của dòng vốn FDI vào Ấn Độ giai đoạn 2018 - 2022 đạt 9%/năm, cao hơn so với Việt Nam chỉ đạt 4%/năm.Bên cạnh đó, Indonesia cũng thu hút nhiều FDI nhờ sự phát triển của lĩnh vực sản xuất pin xe điện, lĩnh vực điện toán đám mây. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm dòng vốn FDI vào quốc gia này trong năm năm gần đây đạt 13%/năm.Trong khi đó, FDI vào Việt Nam vẫn tập trung vào lắp ráp hàng tiêu dùng và các thiết bị điện tử khác.Thách thức tiếp theo được chuyên gia MBS chỉ ra là nguy cơ thiếu điện cho sản xuất trong mùa cao điểm, khiến một số nhà đầu tư có thể huỷ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.Công suất phát điện khả dụng cao nhất của Việt Nam khoảng 43.000 MW, nhưng vào mùa cao điểm công suất phụ tải cao nhất có thể đạt tới 45.500 MW. Việc thiếu điện được dự báo sẽ tiếp tục trong các năm tới, đặc biệt khi chu kỳ El Nino được dự báo sẽ kéo dài và mạnh hơn trước.Thứ ba là tác động của thuế tối thiểu toàn cầu. Mới đây, Việt Nam đã ban hành nghị quyết chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia từ ngày 1/1/2024. Như vậy, các công ty có doanh thu trên 750 triệu euro đang được hưởng ưu đãi của chính sách thu hút đầu tư tại Việt Nam sẽ phải nộp bổ sung lên mức thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu 15%.
Mặc dù vậy, MBS cũng đánh giá triển vọng ngành bất động sản công nghiệp trong thời gian gian tới đến từ các điều kiện vĩ mô ổn định cùng việc nâng tầm quan hệ với các cường quốc giúp duy trì đà tăng FDI. Việt Nam vẫn là điểm đến ưa thích của dòng vốn sản xuất theo chiến lược Trung Quốc +1.
Để thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu, một số nước nhận vốn FDI, tương tự như Việt Nam, đã đưa ra chính sách ứng phó, trong đó quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa, để tránh mất đi khoản thu từ phần thuế chênh lệch.Cụ thể, Indonesia và Malaysia đã áp dụng quy định về chịu thuế tối thiểu bắt đầu từ năm 2024. Thái Lan áp dụng từ năm 2025, nhưng có cơ chế phân bổ 50-70% nguồn thu thuế bổ sung vào quỹ hỗ trợ để giúp một phần cho các doanh nghiệp FDI do áp dụng thuế tối thiểu. Mỹ nâng mức thuế tối thiểu từ 10.5% lên 21%.Trong khi đó, tại Việt Nam, MBS cho rằng, chính sách ưu đãi thuế như miễn thuế, giảm thuế sẽ mất đi tác dụng. Ngoài việc làm mất đi tác dụng của chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài thì việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nguồn đầu tư quy mô lớn, giảm vị thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, ảnh hưởng đến chiến lược thu hút đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.Thách thức thứ tư là xu hướng phát triển khu công nghiệp “xanh” để thu hút dòng vốn FDI vào ngành công nghệ cao.Tại Việt Nam, các khu công nghiệp truyền thống chỉ có nhà máy sản xuất thuần tuý, nhà ở và các dịch vụ tiện ích khác, đang mất đi lợi thế cạnh tranh. Thay vào đó, xu hướng phát triển khu công nghiệp “xanh” đang dần thu hút được nhiều nhà đầu tư hướng tới yếu tố xanh, bền vững.Xây dựng khu công nghiệp “xanh” để thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp “xanh” là xu thế chung trên thế giới nhằm mục tiêu hướng đến giảm thiểu phát thải khí carbon về 0.Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tập trung thu hút vào ngành công nghiệp “xanh”. Số lượng dự án “xanh” tăng trưởng năm 2021, 2022 lần lượt là 12% và 21%. Indonesia thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất xe điện, Singapore tập trung vào ngành chất bán dẫn và công nghệ 4.0, Thái Lan phát triển ngành điện tử. Trong khi đó, Việt Nam mới ở giai đoạn đầu trong thu hút đầu tư “xanh”.Thứ năm là giá thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang có xu hướng tăng cao khiến dòng vốn đầu tư có xu hướng dịch chuyển sang thị thị trường loại hai nhờ nguồn cung dồi dào, giá thuê thấp.Tại miền Bắc dòng vốn FDI có xu hướng chảy sang thị trường loại hai như Quảng Ninh đã thu hút được hơn 3 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước trong năm 2023, tiêu biểu là dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD.Bắc Giang thu hút được 3 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ, trong đó dự án sản xuất chất bán dẫn Hana Micron Vina 2 đóng góp tới 0,6 tỷ USD. Thái Nguyên thu hút được Tổ hợp dự án của Samsung với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD trong năm 2022.Tỷ trọng dòng vốn vào thị trường loại hai từ 2018 đến nay ghi nhận mức tăng rõ rệt, từ mức 20% trong năm 2018 lên mức 53% trong năm 2023. Nguyên nhân là do giá thuê đất khu công nghiệp tại thị trường loại hai thấp hơn 20% so với thị trường loại một tại miền Bắc.Tại miền Nam, giá thuê đất tại thị trường loại 2 chỉ bằng một nửa so với giá tại thị trường loại 1.Trong khi đó, diện tích đất thương phẩm còn lại nhiều, tỷ lệ lấp đầy thị trường loại 2 mới chỉ đạt 64%.Tại miền Nam, tỷ trọng dòng vốn FDI vào thị trường loại 2 cũng có xu hướng tăng trong năm 2023, từ mức 21,6% trong năm 2022 lên 23% trong năm 2023. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút được hơn 1 tỷ USD vốn FDI, tiêu biểu là dự án sản xuất sợi và vật liệu carbon của Hyosung Việt Nam có vốn đầu tư 540 triệu USD. Bình Phước thu hút được hơn 40 dự án FDI với tổng vốn 758 triệu USD, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ.Bên cạnh đó, thị trường bất động sản công nghiệp cũng đứng trước những rủi ro đầu tư rất lớn do rủi ro suy thoái kinh tế khiến nhu cầu thuê đất công nghiệp giảm sút, rủi ro chính sách vĩ mô của Việt Nam, rào cản thương mại, hiệp định khu vực, toàn cầu mà Việt Nam tham gia.Trong khi đó, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khiến dự án bị chậm tiến độ, chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao; chi phí sử dụng đất tính theo cơ chế mới của Luật Đất đai 2024 cũng làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.Vẫn còn nhiều lợi thế cạnh tranh
Năm 2023, vốn FDI đăng ký đạt 36,6 tỷ USD và vốn FDI giải ngân đạt 23 tỷ USD, tăng trưởng lần lượt 32% và 3,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn khi nhiều quốc gia thắt chặt chính sách tiền tệ.Dòng vốn FDI duy trì đà tăng tốt là nhờ các Hiệp định thương mại có hiệu lực trong hai năm gần đây như RCEP, EVFTA sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc thu hút dòng vốn FDI trong những năm tới.
Mặt khác, cơ sở hạ tầng giao thông và năng suất lao động của Việt Nam đang cải thiện tích cực. Mức tăng trưởng kép năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đạt 7,8%, là mức cao nhất trong khu vực.Chi phí điện năng hấp dẫn cũng là yếu tố khiến Việt Nam tăng sức cạnh tranh với các nước khác. So với một số các quốc gia cạnh tranh FDI trực tiếp trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, chi phí điện năng của Việt Nam lần lượt chỉ bằng 83% và 56%.Những yếu tố này đã khiến thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam năm 2023 có tỷ lệ thanh khoản, nguồn cung và giá đều tăng ổn định.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm 2023, cả nước hiện có 416 khu công nghiệp đã thành lập, tăng thêm 6 khu công nghiệp mới so với năm 2022, với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 130 nghìn ha.Kết thúc năm 2023, tổng diện tích đất công nghiệp cả nước đạt 89 nghìn ha với mức tăng chủ yếu ở thị trường miền Bắc. Tổng diện tích đất khu công nghiệp đã cho thuê đạt khoảng 52 nghìn ha, tăng gần 3 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 58%. Tính riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72%.Giá cho thuê ở miền Nam ổn định ở mức 168 USD/m2 trong khi giá cho thuê tại miền Bắc tăng 10% so với cùng kỳ, đạt 123 USD/m2.