Đăng tin AITiếng việt

Tầng Trệt là gì? Những lưu ý khi thiết kế tầng trệt

Nhã Uyên

Thứ bảy, 22/3/2025 - 11:58 (GMT+7)

Đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế, người ta thường lựa chọn xây dựng người thêm tầng trệt để tạo không gian sinh hoạt chung cho ngôi nhà. Tầng trệt là không gian đầu tiên khi bước vào nhà, là nơi sinh hoạt của gia đình và là nơi tiếp khách. Do đó, khi xây dựng và thiết kế tầng trệt cần đảm bảo tính hợp lý của tầng trệt. Vậy hãy cùng VARs Land tìm hiểu tầng trệt là gì? Những lưu ý khi thiết kế tầng trệt.

Tầng trệt là gì? Những lưu ý khi thiết kế tầng trệt Tầng trệt là gì? Những lưu ý khi thiết kế tầng trệt

Tầng trệt là gì?

Tầng trệt có nhiều cách định nghĩa thế nhưng để hiểu rõ nhất bạn có thể hiểu tầng trệt là tầng đầu tiên được đánh số 1, sát với mặt đất, cách gọi này thường thấy với những căn nhà gồm 2 sàn trở lên. Kế tiếp tầng trệt là các tầng 2, tầng 3, tầng 4,....

Mỗi vùng miền sẽ có những cách gọi tầng trệt khác nhau. Trong đó, tầng trệt là cách gọi phổ biến tại miền Bắc, còn trong Nam người ta thường gọi là tầng 1.

Tầng trệt là gì?  Tầng trệt là gì?

+ Xem thêm: 19+ Mẫu phòng thờ kết hợp phòng khách nhà cấp 4 tinh tế 2025

Phân biệt tầng và lầu

Trong thi công xây dựng, thường nghe khái niệm tầng và lầu. Khái niệm nghe có vẻ đơn giản thế nhưng trên thực tế nhiều kiến trúc sư hoặc kỹ sư mới cũng sẽ khó nhận ra sự khác nhau giữa tầng và lầu. Để dễ phân biệt ta có thể hiểu tầng và lầu như sau:
  • Trong trường hợp “lầu”, thứ tự bắt đầu từ “trệt”, sau đó sẽ là “lầu 1”, “lầu 2”, “lầu 3” và cứ tiếp tục như vậy.
  • Đối với các công trình là nhà cao tầng thì “tầng trệt” sẽ được hiểu là tầng 1, các tầng tiếp theo sẽ được gọi là “tầng 2”, “tầng 3”, “tầng 4”, và tiếp tục được đánh số tầng như thế.
Vậy để dễ hiểu, nếu bạn sử dụng từ “tầng” thì “tầng 1” tương ứng với “trệt” còn nêu dùng từ “lầu” thì sẽ là “lầu 1” tương đương với “tầng 2”. Sự phân biệt này giúp ta hiểu rõ hơn về cách phân biệt tầng và lầu trong ngôi nhà.

Phân biệt tầng trệt và tầng lửng Phân biệt tầng trệt và tầng lửng

+ Xem thêm: Nhà cấp 4 là gì? Phân biệt nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4

Phân biệt tầng trệt và tầng lửng

Đối với tầng trệt và tầng lửng thì dễ phân biệt hơn, khác với tầng trệt, tầng lửng còn được gọi là gác lửng, gác xép và không được tính là 1 tầng chính thức mà nó chỉ nằm giữa 2 tầng chính với chiều cao hạn chế, thường là 2,2m – 2,5m.

Tầng lửng và tầng trệt, dù khác nhau về kích thước nhưng đều phục vụ cho những mục đích sử dụng hằng ngày. Với những ngôi nhà có diện tích lớn, tầng lửng được thiết kế mở rộng không gian và tăng tính thẩm mỹ, trong khi những ngôi nhà có diện tích nhỏ hơn với không gian hạn chế, tầng lửng được thiết kế để mở rộng diện tích cho gia đình, phục vụ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày hoặc làm nơi lưu trữ đồ đạc cho gia đình.

Tùy thuộc vào kích thước và nhu cầu của gia chủ mà sẽ có cách bố trí, sắp xếp không gian trong nhà sao tối ưu hóa công năng sử dụng của từng tầng.

Những lưu ý cần nắm khi xây dựng tầng trệt

Mục đích của gia chủ và kiến trúc sư khi thiết kế tầng trệt nhằm tối ưu hóa không gian sao cho tiện nghi và khoa học đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Để có được thiết kế tầng trệt hài hòa về công năng và thẩm mỹ, bạn cần chú ý những điểm sau:

Chiều cao của tầng trệt: đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí nội thất và tổ chức không gian sinh hoạt trong nhà. 

  • Với tầng trệt có chiều rộng lộ lớn hơn 20m thì tầng trệt có độ cao tối đa là 7m.
  • Với tầng trệt có chiều rộng lộ trong giới hạn khoảng 7m – 12m thì chiều cao tầng trệt chỉ 5,8m.
  • Với tầng trệt có chiều rộng lộ từ 3,5m trở xuống thì chiều cao tiêu chuẩn của tầng trệt chỉ 3,8m.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức chiều cao tham khảo và bạn cần phải linh hoạt điều chỉnh dựa trên thiết kế nhà, công năng sử dụng và quy định của địa phương. Nhưng thông thường thì chiều cao tầng trệt sẽ dao động từ 3,6m đến 4,5m.

Thiết kế không gian tầng trệt  Thiết kế không gian tầng trệt

Bố trí nội thất: Để không gian tầng trệt trở nên cân đối và tăng tính thẩm mỹ cần chú ý phối hợp và bố trí nội thất một cách thật khoa học. Bạn cũng cần lưu ý khi chọn gạch ốp lát cho không gian tầng trệt vì đây là nơi có độ ẩm cao, dễ bị đổ mồ hôi khi thời tiết giao mùa. Tùy vào diện tích đất sẽ ảnh hưởng đến chiều rộng của tầng trệt nên nếu có tầng trệt rộng rãi và thoải mái, bạn có thể thiết kế tầng trệt thành nhiều phòng, còn diện tích tầng trệt bé thì bạn có thể sử dụng làm gara để xe.

Thiết kế không gian tầng trệt Thiết kế không gian tầng trệt

Sử dụng ánh sáng tự nhiên: Vì là tầng thấp nhất trong nhà nên tầng trệt ít đón ánh sáng nhất dẫn tới cảm giác căn nhà trở nên tối và gò bó hơn. Do đó khi thiết kế cần chú ý tới điều này như sử dụng các ô thông tầng, cửa kính, giếng trời,.....Là lựa chọn vô cùng thích hợp để không gian ngôi nhà trở nên thoáng mát, đón được nhiều ánh sáng.

Thiết kế không gian tầng trệt Thiết kế không gian tầng trệt

+ Xem thêm: 15+ Mẫu trần thạch cao đẹp, hiện đại cho năm 2025

Bố trí vị trí cửa chính phù hợp: Đa số tầng trệt hiện nay được bố trí như một phòng khách và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngôi nhà, là nơi sinh hoạt chung, sum họp gia đình và tiếp đón khách. Do vậy, việc thiết kế và bài trí phòng khách cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, tiện nghi và đặc biệt, phải hợp phong thủy để mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Việc lựa chọn kích thước và vị trí cửa phù hợp sẽ góp phần tạo nên sự cân đối và hài hòa cho không gian sống. Cửa quá lớn hoặc quá nhỏ so với tổng thể ngôi nhà sẽ gây mất cân bằng về mặt thẩm mỹ. Do vậy, khi lựa chọn kích thước và bố trí cửa, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như diện tích nhà, phong cách kiến trúc, vị trí lắp đặt,… để đảm bảo sự hài hòa cho tổng thể.

Thiết kế không gian tầng trệt Thiết kế không gian tầng trệt

Trên đây là những thông tin về Tầng Trệt là gì? Những lưu ý khi thiết kế tầng trệtVARs Land muốn chia sẻ đến bạn. Với những thông tin đã được chia sẻ, hy vọng sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về tầng trệt là gì và những lưu ý khi thiết kế tầng trệt cho nhà ở. Đừng quên theo dõi và cập nhật những chia sẻ mới nhất liên quan đến bất động sản tại VARs Land nhé!

Cẩm nang Bất động sản