Nhà ống là gì? Những lưu ý khi thiết kế nhà ống
Nhà ống là giải pháp tối ưu tại các khu vực đô thị có mật độ dân số cao được nhiều gia đình tại Việt Nam lựa chọn xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhà ống là nhà gì? Ưu và nhược điểm của nhà ống? Những lưu ý khi thiết kế nhà ống? Tại bài viết này, VARs Land sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
Nhà ống là nhà gì?
Nhà ống là kiểu nhà có kiến trúc hẹp về bề ngang và dài hơn về chiều sâu, thường sẽ có mặt tiền nhỏ và chiều dài lớn so với kiểu nhà khác. Nhà ống thường phổ biến tại các khu vực đô thị, nơi có diện tích đất đai hạn hẹp, đặc biệt tại các thành phố lớn ở Việt Nam.Do diện tích xây dựng hạn chế, nhà ống thường được thiết kế với nhiều tầng để có thể tận dụng được không gian giúp đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của gia đình.Nhà ống có những đặc điểm nổi bật như:
- Mặt tiền hẹp, trung bình từ 3 đến 5 mét
- Chiều sâu lớn hơn so với chiều ngang, có thể kéo dài hàng chục mét
- Thường có thiết kế hình chữ nhật và chạy dọc theo mảnh đất
- Được xây dựng thành nhiều tầng để tối ưu diện tích sử dụng cho gia đình
- Loại hình này thường dễ dàng bắt gặp tại các khu vực dân cư đông đúc, phố cổ hoặc những nơi có quy hoạch đất chật chội.
Những ưu và nhược điểm của nhà ống
Ưu điểm của nhà ống
Tối ưu diện tích
Nhà ống thường sẽ phù hợp với các lô đất nhỏ, hẹp ngang và dài giúp tận dụng triệt để được diện tích đất, đặc biệt là trong các khu đô thị có quy hoạch chật chội.Chi phí xây dựng hợp lý
Với phong cách thiết kế đơn giản, chủ yếu là hình chữ nhật vì vậy chi phí xây dựng và vật liệu thường thấp hơn so với những kiểu nhà khác.Thời gian thi công nhanh
Do thiết kế không quá phức tạp và diện tích đất không lớn nên thời gian thi công nhà ống thường nhanh chóng và giúp tiết kiệm thời gian cho gia chủ.Phù hợp với gia đình nhỏ
Nhà ống thường phù hợp với gia đình nhỏ từ 3 đến 5 người với các không gian chức năng như phòng khách, phòng bếp và các phòng ngủ được bố trí hợp lý.Dễ dàng cải tạo và mở rộng
Nhà ống với thiết kế nhiều tầng sẽ dễ cải tạo và mở rộng thêm khi có nhu cầu, chẳng hạn như xây thêm tầng hoặc thay đổi công năng sử dụng.Nhược điểm của nhà ống
Dù có những ưu điểm kể trên nhưng nhà ống vẫn có những nhược điểm nhất định, bạn có thể cân nhắc có nên xây dựng nhà ống hay không:Thiếu ánh sáng tự nhiên và không gian mở
Do thiết kế dài và hẹp, nhà ống thường gặp khó khăn trong việc lấy ánh sáng và không khí tự nhiên, đặc biệt là wor các khu vực sâu bên trong nhà. Điều này có thể gây cảm giác bí bách và khó chịu cho gia đình bạn.Khó bố trí không gian hợp lý
Với chiều ngang hẹp, việc bố trí các phòng và không gian, chức năng thường gặp hạn chế hơn so với những kiểu nhà khác dẫn đến không gian nhỏ và chật chội, không thuận tiện trong việc sinh hoạt của gia đình.Khả năng thông gió kém
Nhà ống thường chỉ có một mặt tiền tiếp xúc với không gian ngoài, vì vậy thông gió tự nhiên có thể không tốt, làm tăng nhu cầu sử dụng quạt máy và điều hòa trong gia đình.Ảnh hưởng tiếng ồn
Nếu nhà ống được xây dựng tại mặt phố hoặc các con đường lớn, việc nhà có mặt tiền hẹp sẽ làm cho nhà dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ xe cộ và người đi lại.Thiếu tính riêng tư
Do không gian nhỏ và hẹp thường bố trí liền kề các căn nhà khác, tính riêng tư trong nhà ống có thể bị hạn chế.Những lưu ý khi thiết kế nhà ống
Khi thiết kế nhà ống, do đặc điểm của kiểu nhà này là hẹp ngang và sâu, có một số lưu ý quan trọng giúp tối ưu hóa không gian, đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi cho người sử dụng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà ống:1. Xác định nhu cầu sử dụng cụ thể
Trước tiên, bạn cần làm rõ mục đích sử dụng và định hướng các không gian chức năng trong nhà, bao gồm phòng khách, phòng ngủ, bếp và cách bố trí nội thất. Do nhà ống thường có chiều ngang dưới 5m, việc phân chia các khu vực này đòi hỏi sự tính toán chi tiết. Điều này không chỉ giúp kiến trúc sư đưa ra phương án thiết kế phù hợp mà còn đảm bảo yếu tố đón sáng, thông gió và phù hợp với ngân sách của gia đình.2. Phong thủy trong thiết kế
Phong thủy là yếu tố không thể bỏ qua khi xây dựng nhà ở, bao gồm việc xác định hướng nhà, vị trí cửa ra vào, phòng bếp, và màu sắc sơn phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Theo quan niệm, một ngôi nhà hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc, và sức khỏe cho gia đình. Do nhà ống thường có không gian hạn chế với chỉ một mặt thoáng, cần phải bố trí không gian hợp lý để cân bằng giữa phong thủy và công năng sử dụng.3. Hài hòa với cảnh quan xung quanh
Ngoài việc đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, thiết kế nhà ống cũng cần hài hòa với cảnh quan chung của khu vực. Nhà ống thường được xây san sát nhau, do đó, khi thiết kế cần chú ý tránh làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận như gây nứt tường hoặc thấm nước. Sự hài hòa với không gian chung không chỉ tạo nên một tổng thể đẹp mắt mà còn thể hiện tính trách nhiệm với cộng đồng.4. Thiết kế giếng trời cho nhà ống
Giếng trời là giải pháp lý tưởng cho nhà ống, giúp cải thiện ánh sáng tự nhiên và thông gió cho ngôi nhà. Do nhà ống có chiều sâu lớn và mặt tiền hẹp, giếng trời tạo ra không gian thoáng đãng, giảm cảm giác bức bối. Ngoài ra, từ góc độ phong thủy, việc tạo dòng không khí lưu thông tự nhiên thông qua giếng trời giúp ngôi nhà có thêm sinh khí, đồng thời tiết kiệm năng lượng sử dụng.5. Hạn chế thay đổi trong quá trình thiết kế
Khi thiết kế nhà ống, nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình trước khi làm việc với kiến trúc sư. Sự thay đổi quá nhiều trong quá trình thiết kế có thể gây ra sự mất cân đối trong bố trí không gian và tăng chi phí xây dựng. Một thiết kế tốt không chỉ cần đẹp mắt mà còn phải đảm bảo tính hợp lý, an toàn và độ bền lâu dài cho công trình.Các kiểu nhà ống hiện nay
Nhà ống được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, phong phú hơn so với các kiểu nhà khác. Dưới đây là một số dạng nhà ống tiêu biểu được chia theo các tiêu chí cụ thể:1. Phân loại theo phong cách thiết kế
- Nhà ống cổ điển: Mang đậm chất kiến trúc truyền thống với hoa văn, chi tiết tinh xảo, tôn lên vẻ sang trọng.
- Nhà ống tân cổ điển: Kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại, tối giản các chi tiết nhưng vẫn giữ nét tinh tế.
- Nhà ống hiện đại: Thiết kế đơn giản, sử dụng các hình khối mạnh mẽ và vật liệu hiện đại.
- Nhà ống kiểu Pháp: Mang vẻ đẹp lãng mạn với các chi tiết phào chỉ, cửa vòm đặc trưng.
- Nhà ống phong cách Châu Âu: Hòa quyện giữa sự thanh lịch và hiện đại, tạo không gian sống tiện nghi và đẳng cấp.
2. Phân loại theo số lượng mặt tiền
- Nhà ống một mặt tiền: Phổ biến nhất, thường thấy trong các khu đô thị, với mặt tiền hướng ra đường chính.
- Nhà ống hai mặt tiền: Được xây dựng tại các góc phố, tận dụng cả hai mặt hướng ra đường, giúp tăng cường ánh sáng và thông gió.
- Nhà ống ba mặt tiền: Hiếm hơn, thường nằm tại các khu đất đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp với đường.
3. Phân loại theo diện tích mặt tiền và diện tích lô đất
- Nhà ống mặt tiền 4m, 5m, 6m, 7m: Tùy vào độ rộng của mặt tiền mà nhà ống sẽ có kích thước khác nhau, từ nhà hẹp ngang 4m đến những căn có mặt tiền lớn hơn.
- Nhà ống diện tích 4x14m, 4x16m, 4x18m, 4x20m: Dựa vào chiều dài lô đất, từ đó tạo ra các mẫu nhà ống có diện tích và cách bố trí không gian khác nhau.
4. Phân loại theo kiểu mái
- Nhà ống mái bằng: Kiểu mái đơn giản, hiện đại, phù hợp với các thiết kế nhà phố.
- Nhà ống mái tôn: Phương án kinh tế, tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Nhà ống mái thái: Tạo cảm giác cao ráo, sang trọng và thoáng mát, thích hợp với những khu vực có khí hậu nóng.
- Nhà ống mái lệch: Kiểu mái phá cách, tạo điểm nhấn độc đáo và ấn tượng cho ngôi nhà.
5. Phân loại theo số tầng
- Nhà ống 1 tầng: Thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với những gia đình ít người.
- Nhà ống 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng: Phổ biến tại các khu đô thị, với mỗi tầng thường có chức năng riêng biệt.
- Nhà ống 5 tầng, 6 tầng: Phù hợp với những khu đất hẹp nhưng có nhu cầu sử dụng cao, đặc biệt với các gia đình đông thành viên.
- Nhà ống có gác lửng: Giải pháp tối ưu diện tích, tạo thêm không gian sử dụng mà không cần xây thêm tầng.