Lãi suất huy động đã chạm đáy?
Theo các công ty phân tích, lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I/2024 và khó có khả năng giảm thêm chủ yếu do cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2024.lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 25 – 50 điểm cơ bản, quay về mức 5,25% - 5,5% trong năm 2024.
Theo báo cáo dữ liệu từ WiGroup, lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại trong tháng 2/2024 vẫn tiếp tục giảm 0,24% so với tháng trước và 3,9% so với cùng kỳ 2023, đang ở mức thấp nhất trong 20 năm qua.Xét về kỳ hạn, trong tháng 2, một số ngân hàng tăng lãi suất nhẹ ở các kỳ hạn ngắn để thu hút thêm tiền gửi sau Tết Nguyên đán.Trong khi đó, một số ngân hàng khác vẫn duy trì mức lãi suất thấp, đặc biệt là nhóm ngân hàng thương mại nhà nước do nguồn vốn của hệ thống dồi dào.Cụ thể, đầu tháng 3 vừa qua, Vietcombank và Agribank đã thực hiện điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm. Vietcombank giảm lãi suất 0,2%/năm và 0,1%/năm tương ứng với kỳ hạn 6 và 12 tháng. Trong khi đó Agribank thực hiện giảm lãi suất 0,5%/năm, 0,6%/năm và 0,2%/năm cho các kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng.Tương tự, BIDV và VietinBank cũng giảm lãi suất lần lượt 0,4%/năm và 0,3%/năm với kỳ hạn 6 tháng và đều giảm 0,2%/năm với kỳ hạn 12 tháng.Trong khối ngân hàng thương mại, SHB đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn với mức giảm từ 0,1-0,3%/năm. Trong đó, mức giảm lớn nhất là ở kỳ hạn 3 và 6 tháng, giảm xuống lần lượt là 3%/năm và 4,3%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2% xuống còn 4,8%, kỳ hạn 24 tháng giảm 0,1%/năm, xuống còn 5,5%/năm.HDBank cũng thực hiện điều chỉnh lãi suất với mức giảm 0,2%/năm. Lãi suất mới nhất được niêm yết cho các kỳ hạn từ 1-12 tháng là từ 2,95%/năm đến 5%/năm, tùy thuộc vào kỳ hạn.Trước đó, thị trường đã chứng kiến mức giảm lãi suất của hơn 23 ngân hàng, thậm chí, nhiều ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất huy động 2-3 lần, thậm chí lên đến 4 lần.Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng đã có sự thay đổi theo xu hướng tăng ở cả kỳ hạn ngắn và dài.Chẳng hạn, Sacombank được điều chỉnh tăng 0,1-0,4% tại các kỳ hạn từ 1-5 tháng. ACB cũng tăng 0,1-0,3% ở các kỳ hạn, lên cao nhất 4,6%/năm kỳ hạn 12 tháng và mức gửi từ 5 tỷ đồng kỳ hạn này lên 5%/năm...Theo WiGroup, việc một số ngân hàng tăng nhẹ lãi suất ở kỳ hạn ngắn cùng với lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh cho thấy nhu cầu vốn là có nhưng chỉ là ngắn hạn, cục bộ ở một số ngân hàng.Tuy nhiên, các chuyên gia không loại trừ khả năng đây là tín hiệu sớm cho thấy lãi suất huy động đã gần chạm đáy.Dự báo về xu hướng lãi suất, WiGroup cho rằng lãi suất tiền gửi sẽ khó giảm mạnh hơn. Với việc duy trì mức lãi suất điều hành ổn định, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay trong năm nay sẽ được duy trì ở mức hợp lý, góp phần vào việc hồi phục và phát triển kinh tế.Đồng tình với quan điểm này, chứng khoán MB (MBS) ghi nhận một số ngân hàng đã bắt đầu tăng lãi suất chủ yếu tại các kỳ hạn ngắn dưới 5 tháng ở nhóm ngân hàng cổ phần, phổ biến từ 2,5 - 3,8%/năm, nhằm thu hút thêm tiền gửi sau dịp Tết nguyên đán. Riêng với tiền gửi 12 tháng vẫn dao động trên dưới 5%/năm.MBS nhận định lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I/2024 và khó có khả năng giảm thêm chủ yếu do cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2024.Theo nhóm phân tích, trong bối cảnh xuất khẩu tăng trưởng tích cực hơn ở mức 6 – 7%, đầu tư và tiêu dùng đều khởi sắc trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái, nhu cầu sử dụng vốn sẽ quay trở cân bằng với tình trạng dư thừa thanh khoản hiện nay.MBS cũng dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 13 - 14%.Tuy vậy, áp lực tăng lên lãi suất không lớn do chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Mỹ hầu như đã chấm dứt. Với dự báo lãi suất điều hành của Fed sẽ hạ xuống mức xấp xỉ 4% cuối năm 2024, áp lực lên tỷ giá không lớn, Ngân hàng Nhà nước sẽ có dư địa để duy trì chính sách tiền tệ như hiện tại.MBS dự báo