Việc xét duyệt hồ sơ thiếu chặt chẽ khiến nhiều trường hợp không thuộc diện ưu đãi lợi dụng mua bán nhà ở xã hội kiếm lời.
Bất cập xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hộiNhận định trên được đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) nêu tại phiên thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” diễn ra vừa qua.Nữ đại biểu cho rằng việc xét duyệt hồ sơ nhà ở xã hội còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng người không đủ điều kiện vẫn được cấp nhà, người có thu nhập thấp lại khó tiếp cận."Dự án nhà xã hội chưa nghiệm thu đã được rao bán trên mạng. Nếu vào cuộc thanh tra, kiểm tra, chắc chắn sẽ phát hiện nhiều người không đúng diện vẫn được ưu đãi", đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay.Theo đó, bà Nga đề nghị tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm và lách luật, có cơ chế giám sát chặt chẽ để đảm bảo nhà ở xã hội thực sự đến tay những người có nhu cầu."Tôi đề nghị bổ sung kiểm tra diện ở nhà xã hội và quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua để phát hiện, xử lý các sai phạm", bà Nga nói.Đồng quan điểm, Phó chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa đồng tình với đề xuất rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp mua bán nhà ở xã hội trái quy định.Theo ông Hòa, cầu vượt gấp nhiều lần cung khiến "xét duyệt không công bằng", người đủ điều kiện thì không được mua, người mua lại không thuộc diện tiếp cận.Cần phạt nặng trường hợp vi phạmTrước đó, tình trạng nhà ở xã hội được sử dụng cho sai đối tượng cũng được phát hiện tại nhiều tỉnh thành.
Đơn cử, trong tháng 10, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh đã văn bản về việc cung cấp danh sách, hồ sơ, tài liệu của các cá nhân, hộ gia đình có dấu hiệu mua bán, cho thuê, sử dụng nhà ở xã hội (đặc biệt liên quan đến các đối tượng người nước ngoài) trái quy định pháp luật.Trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, Sở Xây dựng Bắc Ninh cho biết trên địa bàn tỉnh có tình trạng nhiều người sau khi mua nhà ở xã hội đã cho người nước ngoài sinh sống qua các hình thức: Kết hôn với người nước ngoài (sau khi mua nhà ở xã hội), đặc biệt có hiện tượng cho người nước ngoài thuê, ở nhờ.Trong khi đó, UBND tỉnh Bắc Giang vừa qua cũng có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về kết quả kiểm tra, làm rõ phản ánh của báo chí về tình trạng người nước ngoài ở trong nhà ở xã hội. Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang xác nhận việc có nhiều người nước ngoài đang sống trong 3 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh là: Evergreen, Vân Trung và Nội Hoàng.Tại Hà Nội, trước đó ở dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn, sau khi rà soát 149 danh sách bốc thăm trúng quyền mua nhà, đơn vị đã phát hiện 7 trường hợp không đúng đối tượng. Chủ đầu tư đã hủy quyền mua nhà của các trường hợp này.Để ngăn chặn tình trạng trên, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Theo đó, tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 6 Điều 64 quy định cụ thể hành vi vi phạm về bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng theo quy định và biện pháp khắc phục hậu quả, là buộc thu hồi nhà ở xã hội và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.Bên cạnh đó, Luật Nhà ở 2023 đã có khung tiêu chí xác định đối tượng được hưởng lợi từ chính sách phát triển nhà ở xã hội, tiêu chí về tiền lương của người lao động và người có thu nhập thấp đủ điều kiện sở hữu nhà ở xã hội nhằm hỗ trợ cho đúng đối tượng và ngăn chặn tình trạng đầu cơ nhà ở xã hội. Đồng thời mở rộng đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội cho học sinh, sinh viên, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.Tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng đầu cơ nhà ở xã hội, cần có cơ chế xử phạt nặng tay với tình trạng cho mua, thuê mua nhà ở xã hội sai đối tượng.